TP HCM có 476 ca mắc bệnh chân tay miệng trong tuần qua

Tuần qua, TP Hồ Chí Minh ghi nhận 476 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 36,6% so với trung bình 4 tuần trước.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 15 năm 2025.
Theo đó, tính từ ngày 7/4/2025 đến ngày 13/4/2025 (tuần 15), TP Hồ Chí Minh ghi nhận 476 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 36,6% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm 2025 đến tuần 15 là 3.168 ca. Các quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm quận Bình Tân, Quận 8 và huyện Nhà Bè.
Trong tuần 15, TP Hồ Chí Minh cũng ghi nhận 260 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm 29,8% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2025 đến tuần 15 là 6.318 ca. Các quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm các huyện Cần Giờ, Củ Chi và TP Thủ Đức.
Tuần 15, TP Hồ Chí Minh ghi nhận 173 ca sởi có địa chỉ tại thành phố, giảm 31,3% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sởi tích lũy từ đầu dịch đến tuần 15/2025 là 8.763 ca. Các quận, huyện có số ca mắc cao đến tuần 15/2025 bao gồm huyện Bình Chánh, quận Bình Tân và TP Thủ Đức.
Để phòng bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết, người dân cần tiếp tục thực hiện các biện pháp theo khuyến cáo của ngành Y tế.
TP HCM co 476 ca mac benh chan tay mieng trong tuan qua
 Ảnh minh hoạ/https://vneconomy.vn
Phòng bệnh tay chân miệng với phương châm 3 sạch
Bệnh tay chân miệng do nhóm virus đường ruột (Enterovirus) gây ra, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có biểu hiện như nổi bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, loét miệng hoặc mức độ nặng như tổn thương não, tim và có thể tử vong. Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng tại Việt Nam.
Sở Y tế TPHCM khuyến cáo người dân và cộng đồng cần chủ động phòng bệnh theo phương châm 3 sạch: ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay và đồ chơi sạch.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày của trẻ như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất.

Quyền Linh ăn uống đơn giản, hỗ trợ con mua xe gần 9 tỷ

MC Quyền Linh mặc đồ giản dị, ăn uống đạm bạc nhưng mạnh tay cho các con học trường quốc tế, hỗ trợ con mua xe gần 9 tỷ.

Quyen Linh an uong don gian, ho tro con mua xe gan 9 ty
Mới đây, MC Quyền Linh trở thành tâm điểm khi bị nhà sản xuất chương trình Mái ấm gia đình Việt tố bội tín vì tham gia dẫn dắt một chương trình tương tự Mái ấm gia đình Việt. Ảnh: FB Quyền Linh. 

Hà Nội: Thời tiết thay đổi, số trẻ nhập viện vì bệnh truyền nhiễm tăng

Theo BS Nguyễn Văn Long, số trẻ đi khám vì bệnh truyền nhiễm như Covid-19, RSV, cúm A, tay chân miệng... tăng nhưng đa phần ở tình trạng nhẹ, 10-15% bệnh nhi phải nhập viện.

Ha Noi: Thoi tiet thay doi, so tre nhap vien vi benh truyen nhiem tang

Theo ghi nhận của Zing, tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội, hiện nay, mỗi ngày, đơn vị này tiếp nhận khoảng 80-100 bệnh nhi tới khám vì các bệnh truyền nhiễm. Trong đó, 10-15% trong số này phải nhập viện. Tuy nhiên, con số đang có dấu hiệu đi ngang, không tăng đột biến.

Cách phân biệt bệnh tay chân miệng và thủy đậu

Để phân biệt bệnh tay chân miệng và thủy đậu, bạn nên chú ý đến các biểu hiện của nốt ban như vị trí phân bố, sự xuất hiện của ban, tiến triển của ban, kích thước, thời gian tồn tại,...

Bệnh thủy đậu thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm trên da, gây ra bởi virus Varicella Zoster. Trong khi đó, bệnh chân tay miệng chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71.
Bệnh thủy đậu và chân tay miệng rất phổ biến ở trẻ em. Cả hai bệnh đều có triệu chứng là nổi các nốt phỏng nước khiến nhiều người nhầm lẫn. Để phân biệt hai bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh nên chú ý đến đặc điểm của nốt ban, cụ thể.