Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm việc với UBND TP HCM về việc thực hiện Nghị quyết số 53/2005 và Kết luận số 27/2012 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của TP HCM.
Trao đổi xung quanh vấn đề tác động của ùn tắc giao thông đối với sự phát triển của thành phố, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP HCM cho biết, thành phố đang triển khai đề án tổ chức lại giao thông công cộng để tác động hành vi, thói quen tham gia giao thông của người dân.
Chủ tịch UBND TP HCM cũng cho rằng hệ thống metro cần cách tiếp cận khác, nếu làm rời rạc từng tuyến như hiện nay, tới năm 2045 cũng không xong; mà xong cũng khó dùng được. Mặt khác, thành phố cũng cần phát huy giao thông thủy.
Theo ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM, các chỉ số liên quan đến lĩnh vực giao thông của thành phố thường chiếm ¼ cả nước nên áp lực hệ thống giao thông rất lớn.
Được đánh giá là địa phương ùn tắc giao thông nghiêm trọng, mỗi năm TP HCM thiệt hại khoảng 6 tỉ USD do ùn tắc.
Trong năm 2020, thành phố có 18 điểm nguy cơ ùn tắc giao thông (giảm từ 37 điểm năm 2016, 34 điểm năm 2017, 28 điểm năm 2018, 22 điểm năm 2019), tập trung tại khu vực Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, khu vực cảng Cát Lái, khu vực trung tâm và cửa ngõ.
|
Mỗi năm TP HCM thiệt hại khoảng 6 tỉ USD do ùn tắc. |
Về việc thực hiện Nghị quyết 53, lãnh đạo Sở Kế hoạch - Đầu tư TP HCM cho biết, giai đoạn 2016-2020, TP HCM đóng góp cao nhất vào tốc độ tăng trưởng của vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với 3,48 điểm phần trăm. Các địa phương còn lại của vùng Đông Nam Bộ đóng góp 2,03 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng 5,51% của cả vùng.
>>> Mời độc giả xem thêm video Dạo quanh công trường metro làm việc tất bật cuối năm: