![]() |
Ảnh mô phỏng của loài tôm hùm khổng lồ Aegirocassis benmoulae. |
![]() |
Ảnh mô phỏng của loài tôm hùm khổng lồ Aegirocassis benmoulae. |
Một con tôm hùm bị mất bốn chân và cả móng vuốt đã gây sốc cho các nhà khoa học bởi khả năng mọc lại các chi nhanh chóng chỉ trong một tháng. Con tôm hùm được đặt tên là Clawdia, có rất ít cơ hội sống sót trong tự nhiên trước khi nó được tìm thấy. Con tôm được các ngư dân tìm thấy trong tình trạng bị tê liệt và mang thai, nhìn rất ốm yếu nhưng sau đó đã hồi phục đáng kể.
![]() |
Ảnh chụp con tôm hùm tại Trạm ấp trứng tôm hùm quốc gia hồi đầu tháng 11. |
![]() |
Con tôm hùm mọc lại bốn chân và móng vuốt chỉ trong một lần thay vỏ gây kinh ngạc cho các nhà nghiên cứu. |
Tôm hùm Clawdia thay lớp vỏ cũ mới đây, cho thấy cơ thể đầy đủ bốn chân và móng vuốt phía trước bị mất trước đó. Tôm hùm có khả năng mọc lại chân và móng vuốt, nhưng thường chỉ xảy ra sau vài lần thay vỏ và mất rất nhiều thời gian. Nhưng Clawdia chỉ mất một tháng, và một lần lột xác đã mọc lại tất cả các chi.
Tiến sĩ, nhà nghiên cứu Carly Daniels cho biết: “Tất cả chân và móng vuốt con tôm mọc lại cùng 1 lúc, đó là điều không bình thường, rõ ràng là Clawdia có thể chất đặc biệt. Chúng tôi chưa bao giờ thấy một con tôm hùm có thể mọc lại bốn chân và móng vuốt chỉ trong một lần thay vỏ. Thật tuyệt vời”.
![]() |
Con bò sữa có tên Trigger được nuôi tại một trang trại ở Kingswood, Herefordshire, Anh có chiều cao gần 2m và chiều dài gần 4,3m. Con vật nặng tới 1,2 tấn. |
![]() |
Bướm khế được xem là loài bướm đêm lớn nhất trên thế giới với tổng diện tích bề mặt cánh lên tới khoảng 400cm2. Sải cánh của chúng dài từ 25–30cm. Con cái lớn và nặng hơn. |
![]() |
Chú chó khổng lồ nổi tiếng George ở Tuscon, bang Arizona, Mỹ được Guinness công nhận là chú chó cao nhất thế giới. George cao tới 1,09m tính từ chân tới vai và dài 2,2m tính từ mũi tới đuôi. Mỗi tháng, George tiêu thụ khoảng 50kg thực phẩm. |
![]() |
Kỳ giông khổng lồ Trung Quốc là loài kỳ giông lớn nhất thế giới, dài đến 180cm. Chúng là loài đặc hữu ở các suối núi đá và hồ ở Trung Quốc. |
![]() |
Cá sấu khổng lồ được mệnh danh là "quái vật" Brutus sống ở sông Adelaide, Australia. Chú cá sấu khổng lồ dài 5,5m, sống thọ 80 năm tuổi, nặng 2 tấn. |
![]() |
Giun gippsland, loài giun khổng lồ đặc hữu ở vùng Đông Nam đất nước Australia. Chúng có đường kính thân to từ 2 – 3cm. Chiều dài cơ thể trung bình từ 1,2 – 2m. Chúng còn được gọi với một tên khác là giun rắn bởi thân hình khổng lồ, tương đương với loài rắn lớn. |
![]() |
Trăn anaconda là một chi rắn khổng lồ sống ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Hiện nay không một loài rắn nào có thể giành lấy "ngai vua" từ loài anaconda. Trong số bốn loại rắn khổng lồ nói trên, loại màu xanh có kích thước lớn nhất, con trưởng thành có thể dài tới 9m và nặng 550kg. |
![]() |
Mèo khổng lồ Rupert nặng 14kg vẫn tiếp tục lớn. Con mèo này có nguồn gốc ở bang Maine của Mỹ, chúng có đuôi dài và lông dày. Cơ thể nó dài hơn 1m tính từ đuôi đến mũi. |
![]() |
Cua dừa là động vật chân đốt sinh sống trên cạn lớn nhất thế giới, với trọng lượng lên đến 4,1kg. Nó có thể phát triển lên đến chiều dài 1m từ chân đến chân. |
![]() |
Rắn lục đuôi đỏ mẹ chết sau khi sinh con. Rắn lục đuôi đỏ là loài duy nhất trong họ hàng nhà rắn lục đẻ con, thay vì sinh sản bằng cách ấp trứng. Lúc sinh con, phần bụng chỗ hậu môn của rắn mẹ sẽ rách ra và toàn bộ số rắn con chui ra. Đó cũng là lúc kết thúc cuộc đời rắn mẹ. |
![]() |
Cá hồi đỏ chết sau khi đẻ trứng. Do tập tính di truyền của loài, sau khi đẻ xong, cá hồi sẽ chết. Suốt tuổi trưởng thành cá sẽ ở biển rồi sau đó bơi ngược trở lại nước ngọt để đẻ trứng. Con vật chết do điều kiện nước chảy xiết, không có thức ăn, bị kiệt sức vì phải di chuyển một quãng đường rất xa để tìm nơi sinh. Sau vài ngày hoặc vài tuần đẻ trứng, cá sẽ chết, chỉ có một số lượng rất nhỏ còn sống để có cơ hội đẻ trứng lần thứ 2. |
![]() |
Phù du. Sau khi phát triển tới giai đoạn trưởng thành, những con phù du chỉ có khoảng 3 giờ để giao phối và đẻ trứng trước khi chết. Những con phù du cái sẽ bay từ 1-3km trước khi đẻ trứng xuống sông, sau đó trứng chìm xuống và nở thành ấu trùng, phù du mẹ từ giã cõi đời. |
![]() |
Bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương. Các bà mẹ bạch tuộc đẻ trứng trong hang, sau đó ở lại đó canh chừng cho đến khi trứng nở. Trong thời gian đó, nó không ăn hoặc di chuyển, do đó những con bạch tuộc con sau khi sinh ra sẽ mất mẹ bởi mẹ chúng bị chết vì thiếu dưỡng chất và đói trong một thời gian dài. |
![]() |
Loài nhện Stegodyphus. Nhện cái đẻ trứng lên mạng nhện và canh chừng cho tới khi trứng nở. Khi nhện con chui ra, nhện mẹ ăn rất nhiều thứ và sau đó sinh ra một dạng chất lỏng giàu dinh dưỡng cho lũ nhện con. Khi nhện con lớn là lúc nhện mẹ phải đối diện khoảnh khắc sinh tử, nó để nhện con bò lên người mình, dùng chất độc của chúng giết chết mẹ. Sau đó, lũ nhện con sẽ ăn thịt nhện mẹ. |
![]() |
Lươn Anguilla dieffenbachii. Loài lươn này chết sau khi đẻ trứng. Tuy nhiên, loài này đã có cuộc sống khá dài trước khi từ giã cõi đời. Sau khoảng 35 năm tuổi thọ, chúng bắt đầu giao phối và đẻ trứng, chuẩn bị đón nhận cái chết. |
![]() |
Bọ ngựa. Quá trình sinh sản của bọ ngựa khá “đẫm máu”. Con cái sẽ cắn đứt đầu con đực sau khi giao phối và ăn thịt bạn tình. Và sau khi đẻ trứng, nó cũng sớm chết. |
![]() |
Bọ ve. Giống như nhiều loài côn trùng khác, bọ ve nữ chết sau khi đẻ trứng. Nó chết vì đói do phải canh chừng trứng, dù nó đã lấp đầy máu vật chủ khoảng 24 giờ trước khi giao phối. |
![]() |
Loài Lampyris noctiluca, một loài bọ cánh cứng trong họ Đom đóm. Trong những giai đoạn đầu của cuộc đời, loài này rất phàm ăn, nhưng đến độ tuổi sinh đẻ, nó không còn cảm giác ngon miệng, do đó nó nhịn đói đến chết ngay sau khi sinh con. |