Tiết lộ mới gây sợ hãi về bụi mặt trăng

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học NASA tiết lộ thông tin là những mảnh bụi mặt trăng, đặc biệt là những hạt nhỏ nhất, sắc bén nhất có thể tạo ra những rủi ro sức khỏe nguy hiểm cho các phi hành gia. 

Một nghiên cứu được công bố gần đây, trên số ra tháng 4 của tạp chí GeoHealth đã kiểm tra chính xác mức độ nguy hiểm của bụi mặt trăng và cho thấy kết quả đáng ngạc nhiên.
Trong một vài thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, một vết bụi mặt trăng có thể đủ độc hại để giết tới 90% các tế bào phổi và não khi tiếp xúc với nó.
Nguồn ảnh: Space.
 Nguồn ảnh: Space.
Bụi trên mặt trăng hoạt động hơi khác so với bụi trên Trái đất. Bụi Mặt trăng rất sắc. Bởi vì không có gió trên mặt trăng, bụi không bao giờ xói mòn.
Thay vào đó, các hạt bụi mặt trăng - phần lớn là các sản phẩm của các tác động micrometeorite - vẫn sắc và có thể dễ dàng cắt thành các tế bào phổi của phi hành gia nếu hít vào quá sâu.

Mời quý vị xem video: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu mặt trăng nổ tung?

Trên hết, bụi mặt trăng có thể nổi lên. Không có bầu không khí để bảo vệ mặt trăng khỏi sự bắn phá liên tục bởi gió mặt trời và các hạt tích điện mà chúng mang theo, và tĩnh điện có thể khiến bụi bám sâu vào như quần áo, mọi ngóc ngách trên cơ thể phi hành gia.
Nếu vô tình để những hạt này vào miệng, mũi, hay đồ ăn thức uống thì đó quả là một kết quả rất đáng quan ngại.

Thì ra đây là nguyên nhân làm mất hơi nước trên sao Hỏa

(Kiến Thức) - Theo một nghiên cứu mới, bão bụi càn quét trên sao Hỏa đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tình trạng mất hơi nước. Thông tin bất ngờ liên quan tới sao Hỏa gây sửng sốt.

Trong nghiên cứu mới về sao Hỏa, các nhà nghiên cứu phân tích lại những quan sát bụi do Cơ quan Khảo sát Sao Hỏa (MRO) của NASA thực hiện.
MRO thấy hơi nước tăng lên đáng kể trong tầng khí quyển trung bình, khoảng 30 đến 60 dặm (50 đến 100 km) tính từ bề mặt nơi có bão bụi đi qua.

Mặt trăng thứ hai của Trái đất nằm ở đâu?

Chúng ta thường chỉ thấy có một Mặt trăng trên bầu trời và rất ít ai nghĩ rằng Trái đất có tới hai Mặt trăng. Nhưng NASA đã gây bất ngờ khi công bố phát hiện Mặt trăng thứ hai của Trái đất cách đây không lâu.

Theo đó, NASA cho biết, Mặt trăng thứ hai này đã quay quanh Trái đất được gần một thế kỷ và được phát hiện trong một quỹ đạo quay quanh Mặt trời. Nó là một tiểu hành tinh được lực hút của Trái đất giữ lại và cách Trái đất xa hơn khoảng 38 lần so với khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng.

Mối nguy hiểm khi bọ ngoài hành tinh xâm nhập vào Trái đất

Bọ ngoài hành tinh có thể đã đến Trái đất từ thuở sơ khai, góp phần hình thành nên sự sống nhưng cũng đem đến nhưng thách thức mà con người phải đối mặt.

Mời quý độc giả xem video: Tiết lộ 10 sự thật khó tin về trái đất