Tích trữ mì ăn liền khi dịch bùng phát, coi chừng sức khỏe lao dốc vì điều này

(Kiến Thức) - Liên tục sử dụng mì ăn liền trong thời gian dài cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ, hại thận, gây sỏi thận.

Mì ăn liền là thực phẩm thường có sẵn trong nhà của nhiều hộ dân, dù là ăn sáng, ăn trưa hay ăn tối, ăn đêm, mỳ ăn liền để "ăn điểm" ở khoản nhanh, tiện lợi.
Những ngày gần đây, do dịch Covid-19 bùng phát, nhiều người đã liên tục mua thật nhiều mỳ ăn liền để dự trữ tại nhà. Lý do của họ là mỳ ăn liền sẽ giúp họ vượt qua cơn đói mà không phải ra ngoài, tránh nguy cơ lây nhiễm.
Thực tế, gia vị của mì ăn liền là trọng tâm của sự ngon miệng, thế nhưng rất ít người chỉ ăn mỳ ăn liền, họ thường thêm rau, thịt, trứng và bất cứ thứ gì mình thích để bát mỳ có thêm hương vị. Vì vậy dẫn đến việc ăn nhiều, tăng cân khó kiểm soát.
Tich tru mi an lien khi dich bung phat, coi chung suc khoe lao doc vi dieu nay
 Ảnh minh họa.
Thêm vào đó, mì ăn liền cũng có nhiều chất phụ gia thực phẩm bao gồm chất bảo quản, ăn nhiều hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, ăn nhiều mì ăn liền có thể gây thiếu hụt protein và rau quả, gây béo phì, gia tăng quá trình lão hóa, làm tăng gánh nặng cho dạ day, cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, liên tục sử dụng mì ăn liền trong thời gian dài cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ, hại thận, gây sỏi thận.
Với từng ấy tác hại của việc ăn quá nhiều mì ăn liền, mọi người nên cân nhắc việc tích trữ mì ăn liền số lượng lớn trong mùa dịch. Nên nhớ rằng, cân bằng dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng mới là chìa khóa giúp bạn khỏe mạnh vượt qua dịch bệnh. 

Mời quý độc giả theo dõi video Mỳ ăn liền


7 cách vệ sinh khử khuẩn nhà cửa để phòng Covid-19

(Kiến Thức) - Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế hướng dẫn 7 cách vệ sinh, khử khuẩn nhà cửa tại gia đình để phòng chống Covid-19 giữ thời điểm dịch đang diễn biến ngày càng phức tạp.

Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế cho biết, dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp với tốc độ lây nhiễm cao trong cộng đồng, đồng thời cũng là nguy cơ cao đối với an toàn và sức khỏe của mỗi người, gia đình.
Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.

Dịch Covid-19 ngày 25/3: 26 bệnh nhân xét nghiệm âm tính lần 1

(Kiến Thức) - Tính đến 14h ngày 25/3/2020, có 117 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại 16 cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó có 26 bệnh nhân xét nghiệm âm tính lần 1; 7 bệnh nhân xét nghiệm âm tính lần 2.

Theo thống kê, tính đến 14h chiều ngày 25/3, Việt Nam đã ghi nhận 134 bệnh nhân Covid-19 (trong đó có 17 trường hợp đã được điều trị khỏi). Hiện 21/63 tỉnh, thành phố đã ghi nhận bệnh nhân mắc Covid-19. Trong đó, tại Hà Nội ghi nhận nhiều nhất (44) trường hợp, TP.HCM (34) trường hợp, Vĩnh Phúc (11) trường hợp...
Tính đến 14h ngày 25/3/2020, có 117 bệnh nhân (85 người Việt Nam và 32 người nước ngoài) đang được điều trị tại 16 cơ sở khám, chữa bệnh. Trong đó, 3 bệnh nhân trong tình trạng rất nặng, đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; 26 bệnh nhân xét nghiệm âm tính lần 1; 7 bệnh nhân xét nghiệm âm tính lần 2.