7 cách vệ sinh khử khuẩn nhà cửa để phòng Covid-19

(Kiến Thức) - Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế hướng dẫn 7 cách vệ sinh, khử khuẩn nhà cửa tại gia đình để phòng chống Covid-19 giữ thời điểm dịch đang diễn biến ngày càng phức tạp.

Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế cho biết, dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp với tốc độ lây nhiễm cao trong cộng đồng, đồng thời cũng là nguy cơ cao đối với an toàn và sức khỏe của mỗi người, gia đình.
Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.
Ngoài các biện pháp vệ sinh cá nhân phòng chống Covid-19 thì vệ sinh, khử khuẩn nhà cửa tại gia đình là rất cần thiết. 
7 cach ve sinh khu khuan nha cua de phong Covid-19
Ảnh minh họa. 
Theo đó, để vệ sinh, khử khuẩn môi trường phòng Covid-19 tại nhà, các gia đình cần làm theo 7 hướng dẫn sau của Cục Quản lý Môi trường y tế:
1. Khử khuẩn bằng chất tẩy rửa thông thường như chai xịt tẩy rửa đa năng dùng sẵn hoặc pha dung dịch tẩy rửa bồn cầu gia dụng (chứa khoảng 5% sodium hypochlorite) theo tỷ lệ 10ml dung dịch tẩy rửa với 1 lít nước để thành dung dịch có khả năng diệt vi rút, hoặc dung dịch chứa 0,05% clo hoạt tính sau khi pha. Chỉ pha dung dịch đủ dùng trong ngày.
2. Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa. Sử dụng găng tay cao su, khẩu trang khi thực hiện vệ sinh, khử khuẩn.
3. Các bề mặt phải được làm sạch bằng xà phòng và nước trước khi khử khuẩn.
4. Khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày đối với các vị trí nền nhà, tường, bàn, ghế, đồ vật, bề mặt có nguy cơ tiếp xúc và khu vệ sinh.
5. Khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày đối với các vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện, bàn phím máy tính, điều kiển từ xa, điện thoại dùng chung. Tắt các thiết bị điện tử, công tắc đèn trước khi khử khuẩn.
6. Bố trí đủ thùng đựng rác có nắp đậy, đặt ở vị trí thuận tiện.
7. Thực hiện thu gom, xử lý rác thải hằng ngày theo quy định.

Mời quý vị theo dõi video: "Việt Nam có ca mắc Covid-19 thứ 46 và 47". Nguồn: VTC Now.

Bộ Y tế hướng dẫn việc cách ly y tế tại nhà
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cách ly y tế, bao gồm: cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tại cơ sở cách ly tập trung và cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Việc cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú được áp dụng đối với những người đã tiếp xúc với người có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân được xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 (đối tượng F2), những người tiếp xúc gián tiếp (đối tượng F3, F4). Thời gian cách ly được quy định là 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.
Người được cách ly cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân sau đây:
- Thường xuyên đeo khẩu trang; thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng có nắp đậy và mang đi xử lý hàng ngày.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn chứa ít nhất 60% cồn.
- Không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân như bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt... Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi ở, nơi lưu trú.
- Đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, vận động cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng tại chỗ. Việc người dân nâng cao ý thức cộng đồng, thực hiện tốt các quy định cách ly, vệ sinh phòng dịch là góp phần chiến thắng giặc dịch Covid-19.

Diễn biến sức khỏe bệnh nhân 32 sau khi đi máy bay riêng về TP.HCM

Bệnh nhân thứ 32 nhiễm Covid-19 sau khi điều trị cách ly ở phòng áp lực âm của BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM sức khỏe cơ bản ổn định.

Chiều ngày 11/3, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới cho biết, bệnh nhân thứ 32 nhiễm Covid-19 hiện đã hết sốt, sinh hiệu tạm ổn, thở đều êm, ăn uống được nhưng còn ho nhiều.

Đêm tân hôn 'thảm kịch', đẫm nước mắt của gái nghèo

Lấy chồng, những tưởng sẽ có những tháng ngày hạnh phúc và một đêm tân hôn vui vẻ bên chồng, ai ngờ, chị gặp phải một tấn bi kịch của cuộc đời.

Đó là nỗi đau khổ vô bờ bến ngay trong ngày chị trở thành cô dâu, làm vợ của anh, người đàn ông yêu thương chị tha thiết.

Chị yêu anh 2 năm thì tính chuyện cưới xin, về nhà anh ra mắt. Ngay từ đầu, bố mẹ anh đã không đồng ý chị vì gia đình hai nhà không môn đăng hộ đối. Nhưng vì anh yêu chị, quyết tâm lấy chị, chiến đấu với gia đình chồng gần 1 năm trời, cuối cùng, chị cũng được đồng ý. Đám cưới của chị tổ chức to nhất làng, phần vì nhà trai thích làm rầm rộ để ra oai với thiên hạ, phần vì, chồng chị cũng không muốn chị bị thiệt thòi. Nhưng ý đồ của chồng chị và gia đình chồng chị hoàn toàn khác nhau. Chỉ có chị hiểu điều đó, còn anh, có thể anh không hiểu hoặc cố tình không hiểu.

2 năm yêu anh, chị đã phải nếm trải rất nhiều điều tiếng. Đến bây giờ, có lẽ, gia đình anh cũng không đồng ý chị, nhưng vì bản thân, vì người yêu, chị chấp nhận cảnh này. Chỉ còn hi vọng, sau khi về làm dâu, chị và gia đình chồng sẽ hiểu nhau hơn. Hi vọng, họ sẽ hiểu tấm chân tình của chị và chấp nhận chị như người trong nhà. Dù gì thì, tình cảm gắn bó giữa hai người cũng không thể nói thôi là thôi được. Chị phó mặc cho số phận.

Dem tan hon 'tham kich', dam nuoc mat cua gai ngheo

Ảnh minh họa. 

Anh là chàng trai con nhà giàu lại là người thành phố nên tất nhiên, bố mẹ anh sẽ không ưng chị, chỉ vì lý do là chị không môn đăng hộ đối và không đạt tiêu chí con dâu của họ. Chị cũng sợ lắm, sợ bước chân vào nhà giàu và một khi người ta đã coi thường mình thì chẳng thể nào cứu vãn được.

Hôm về làm dâu, sau khi mọi việc xong xuôi, chị phải lao ngay vào việc dọn dẹp. Một mình chị bao nhiêu việc, còn người nhà anh thì kiếm cớ mệt, cứ ngồi đó nghỉ ngơi rồi tám chuyện. Chị chẳng lẽ không mệt, nhưng nào có ai giúp gì chị đâu. Họ cho rằng, con dâu mới phải làm việc đó là đúng. Nhưng, chị vừa mới tiếp khách bao nhiêu, đi một chặng đường dài lại dọn dẹp như thế thì sức nào chịu được. Nhưng không ai nói với chị một câu, không ai bảo chị nghỉ ngơi, tất cả cứ để chị dọn cho đến khi kiệt sức.

Đêm tân hôn tưởng chừng hạnh phúc của chị lại biến thành một đêm đầy nước mắt. Mẹ chồng chị lên tận phòng gõ cửa, bảo hai đứa chị xuống đếm phong bì. Đếm được bao nhiêu thì mẹ chị bảo, đưa cho mẹ cầm, rồi sau này hai đứa thích tiêu thì hỏi mẹ. Nhưng rồi, mẹ chị lại hỏi đến chuyện của hồi môn. Mẹ chồng bảo sao không thấy gia đình chị cho vàng bạc gì cả, cũng không thấy ai trao vàng trong ngày cưới. Chỉ có nhà chồng là trao vàng, còn nhà chị thì chẳng thấy đâu.

Mẹ chị bảo, ‘biết ngay là cái nghèo nó ló ra, không có thì cũng nên đi vay mượn hay kiếm chác đâu đó để làm mát mặt nhà chồng chứ ai lại làm ăn thế, người ta cười vào mặt’. Nghe mẹ chị nói, chị phiền lòng lắm. Chị giải thích rằng, nhà chị điều kiện khó khăn, bố mẹ cũng không có nên chị cũng không muốn nhận của bố mẹ. Thế là mẹ chồng chị bĩu môi dài bảo: “Biết khó khăn lại còn đòi trèo cao”.

Cả đêm ấy, đêm tân hôn của chị và anh, chị không ngủ, mặc cho anh động viên, an ủi chị. Anh không dám nói lại mẹ anh lời nào, đó là tín hiệu xấu, báo hiệu cuộc hôn nhân không hạnh phúc của chị nếu chị cứ sống chung cái nhà này. Một gia đình như thế, làm sao chị có thể hạnh phúc được. Một gia đình mà bao nhiêu người đều coi thường chị, đến ng không có tiếng nói thì chị vui vẻ làm sao. Chị khóc hết nước mắt cho đêm tân hôn, chị xót xa cho phận mình.

Không biết, quyết định lấy anh có đúng không nhưng bây giờ chị đã thấy hoang mang lắm rồi. Chỉ còn hi vọng ở nơi chồng, mong sao, chồng chị tâm lý và thương yêu chị, như thế, chị mới có động lực để tiếp tục sống tốt hơn trong gia đình đầy khắc nghiệt này.