Thường xuyên tiêu chảy, tưởng bệnh tiêu hóa ai ngờ bi kịch

Đi khám vì tiêu chảy thường xuyên, ông Trang được các bác sĩ phát hiện, ngoài các vấn đề về đường tiêu hóa, ông còn bị tổn thương chức năng thận nghiêm trọng.

Ông Trang, 50 tuổi, ở Bắc Kinh, Trung Quốc, có tiền sử bệnh tiểu đường. Những ngày gần đây, ông Trang tiêu chảy thường xuyên, đã uống thuốc nhưng tình trạng không cải thiện, ăn uống cũng không ngon miệng nữa. Nghi ngờ bị viêm dạ dày, ông đi khám tại bệnh viện lớn.
Nào ngờ, khi đi khám, các bác sĩ phát hiện, ngoài các vấn đề về đường tiêu hóa, ông Trang còn bị tổn thương chức năng thận nghiêm trọng, cần được điều trị bằng phương pháp lọc thận. Nhận kết quả, ông Trang rất ngạc nhiên và cảm thấy không thể tin nổi.
Thuong xuyen tieu chay, tuong benh tieu hoa ai ngo bi kich
Ảnh minh hoạ. 
Theo bác sĩ, gần một nửa bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo không biết mình mắc bệnh cho đến khi đi khám.
Theo bác sĩ Diệp Triết Đình, bác sĩ chuyên khoa thận người Trung Quốc, khi tốc độ lọc cầu thận (GFR) của bệnh nhân dưới 15ml/phút, tức là thận đã tổn thương nặng.
Bác sĩ sẽ đánh giá và cân nhắc xem lọc máu giai đoạn nào có lợi nhất cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Tổn thương thận cấp cần điều trị lọc máu ngắn hạn và vẫn có cơ hội thoát khỏi cảnh chạy thận thường xuyên.
Bác sĩ Diệp Triết Đình giải thích rằng bệnh nhân bị tổn thương thận cấp tính thường trong tình trạng nghiêm trọng và có thể diễn biến phức tạp do nhiễm toan chuyển hóa, cần điều trị lọc máu khẩn cấp khi nhập viện trong phòng chăm sóc đặc biệt. Cũng có thể phức tạp do phù phổi, dẫn đến khó thở và các triệu chứng khác, có thể phải đặt nội khí quản trong trường hợp nặng; đồng thời cũng có khả năng tăng kali máu, rối loạn nhịp tim nghiêm trọng và ngừng tim.
Nhắc nhở thêm các bệnh tim mạch mãn tính như tăng huyết áp và tiểu đường là những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh thận. Các triệu chứng của bệnh thận giai đoạn đầu không rõ ràng nên ngoài việc đi khám sức khỏe, nhóm đối tượng có nguy cơ cao cần quan tâm hơn đến việc thăm khám định kỳ để phòng ngừa và điều trị bệnh thận mãn tính.

>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Phòng bệnh thận yếu, tiểu đêm bằng y học cổ truyền 

Nguồn video: Sức khỏe & Đời sống

Đau 3 vị trí trên cơ thể, 80% khả năng thận bất ổn

Gót chân, thắt lưng, tuyến tiền liệt là 3 khu vực bị ảnh hưởng nếu thận gặp vấn đề.

Thận quan trọng đối với sức khỏe của tất cả mọi người, đặc biệt là nam giới. Thận có chức năng lọc máu, đào thải chất độc ra ngoài bằng đường nước tiểu, điều hòa hormone sinh dục nam.

Theo Aboluowang, chức năng thận kém có thể dẫn đến các vấn đề tâm sinh lý ở đàn ông. Dưới đây là 3 đặc điểm dễ nhận thấy của người bị yếu thận.

Đau gót chân

Khi bạn đi bộ trong thời gian dài, gót chân sẽ có cảm giác đau nhức. Đây là một điều bình thường. Nhưng nếu tình trạng này xuất hiện khi bạn không di chuyển nhiều, chứng tỏ thận của bạn có vấn đề. Thận hoạt động không tốt sẽ khiến kinh mạch bị tắc nghẽn, ảnh hưởng tới gót chân.

Đau thắt lưng

Dau 3 vi tri tren co the, 80% kha nang than bat on

Ảnh minh họa: Medanta

Do thận nằm ở thắt lưng và một số dây thần kinh ở khu vực này liên quan tới thận nên nếu thận có vấn đề sẽ bị đau thắt lưng. Nếu bạn thấy đau trong thời gian dài mà không phải do ngồi quá nhiều hoặc vận động sai tư thế thì rất có thể thận đang bị lỗi, phải đi "bảo dưỡng" ngay.

Đau tuyến tiền liệt

Thận là cơ quan lớn trong cơ thể con người. Khi bị quá tải, suy giảm chức năng, thận không thể đào thải hết các chất độc. Nguồn chất gây hại đó sẽ đi qua tuyến tiền liệt gây ra các cơn đau ở đây.

Tuyến tiền liệt chỉ có ở nam giới. Tuyến này nằm phía dưới bàng quang. Tuyến tiền liệt có hai chức năng chính là tiết ra dịch trong tinh dịch và co bóp, kiểm soát nước tiểu.

Cách phòng chống bệnh liên quan tới thận

Kiểm soát axit uric

Hợp chất purin có trong nhiều loại thức ăn khi hấp thụ vào cơ thể chuyển hóa thành axit uric. Loại axit này có chức năng kích thích não bộ, chống oxy hóa cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu axit uric tăng cao quá mức sẽ dẫn tới các bệnh về tim mạch, thận.

Ngoài việc ăn ít thực phẩm có hàm lượng purin cao, chúng ta cũng cần ăn thêm các thực phẩm giảm axit. Mọi người cần hạn chế rượu bia, hải sản, nội tạng động vật, thịt đỏ, chè đặc, ớt; ăn nhiều rau xanh và hoa quả chín; uống nhiều nước; giảm cân nếu thừa cân, béo phì; tăng cường vận động.

Quy tắc làm việc và nghỉ ngơi

Bạn nên duy trì thói quen sinh hoạt điều độ, đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Điều này rất quan trọng đối với việc dưỡng khí, bổ huyết, sinh tinh và bổ thận. Bệnh nhân suy thận hay thức khuya, mệt mỏi quá độ, thiếu ngủ. Vì vậy, cần chú ý các quy tắc, xây dựng thói quen làm việc và nghỉ ngơi tốt, ngủ sớm và dậy sớm có lợi cho việc duy trì sức khỏe thận.

Căn bệnh “ung thư xanh” dễ mắc, cực kỳ khó chữa

Bệnh Crohn hay "ung thư xanh" sẽ khiến bệnh nhân thường xuyên bị tiêu chảy, đau bụng, lúc nào cũng muốn đi vệ sinh, bệnh tật tái đi tái lại, uống thuốc dài ngày, chịu đủ thứ hành hạ.

Thường xuyên bị tiêu chảy, đau bụng, lúc nào cũng muốn đi vệ sinh, đối mặt với đủ loại thức ăn mình thích mà không dám ăn, bệnh tật tái đi tái lại, uống thuốc dài ngày, chịu đủ thứ hành hạ... Những rắc rối không thể tưởng tượng này có thể là trải nghiệm hàng ngày của bệnh nhân mắc bệnh Crohn hay "ung thư xanh".