Thực hư thuốc trị cúm của Nhật có tác dụng điều trị Covid-19 hiệu quả

(Kiến Thức) - Chính phủ Trung Quốc cho biết thuốc trị cúm của Nhật tên favipiravir có hiệu quả trong việc điều trị Covid-19. Thuốc phát huy tác dụng đối với các triệu chứng liên quan đến virus corona, kể cả viêm phổi, và không có tác dụng phụ đáng kể.

Hôm 17/3, chính phủ Trung Quốc cho biết thuốc trị cúm được phát triển bởi một công ty thuộc tập đoàn Fujifilm Holdings của Nhật có tác dụng trong việc điều trị virus corona, theo Nikkei Asian Review.
Bắc Kinh đã khuyến nghị sử dụng thuốc Avigan trong việc điều trị Covid-19. Thuốc này được phát triển bởi Fujifilm Toyama Chemical và được bán dưới tên Avigan. Thành phần chính của Avigan là Favipiravir, có khả năng ngăn chặn các gene của virus nhân lên trong các tế bào nhiễm bệnh.
"Nó (Avigan) rất an toàn và rõ ràng có hiệu quả", ông Zhang Xinmin, giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghệ sinh học của Bộ Khoa học Trung Quốc khẳng định trong họp báo.
Thuc hu thuoc tri cum cua Nhat co tac dung dieu tri Covid-19 hieu qua
Thuốc trị cúm Avigan của Nhật Bản có tác dụng điều trị Covid-19 hiệu quả. Ảnh: AP. 
Fujifilm Toyama đã phát triển loại thuốc này vào năm 2014. Avigan đã được dùng điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Nhật Bản từ tháng 2.
Các thử nghiệm thuốc Aviga được tiến hành với 240 bệnh nhân của thành phố Vũ Hán và 80 bệnh nhân ở Thâm Quyến. Những bệnh nhân dương tính nCoV ở Thâm Quyến sau khi dùng thuốc Aviga 4 ngày đã chuyển sang âm tính, trong khi phải mất trung bình 11 ngày cho những người không dùng thuốc.
Thử nghiệm cũng cho thấy hình ảnh X-quang phổi cải thiện 91% sau khi dùng thuốc. Trong khi đó, bệnh nhân chỉ điều trị thông thường, không dùng Avigan, chỉ cải thiện được 62%.
Một thử nghiệm lâm sàng khác ở Vũ Hán cho thấy bệnh nhân Covid-19 được điều trị bằng favipiravir cũng hết sốt trung bình sau 2,5 ngày so với 4,2 ngày ở các bệnh nhân khác. Các triệu chứng ho cũng được cải thiện trong vòng 4,6 ngày - sớm hơn khoảng 1,4 ngày so với những người không dùng thuốc.
Chỉ có 8,2% bệnh nhân dùng favipiravir cần hỗ trợ hô hấp, trong khi 17,1% bệnh nhân trong nhóm đối chứng phải dùng máy để thở.
Trái ngược với sự tiếp nhận ở Trung Quốc, Avigan không được dùng phổ biến tại Nhật Bản. Thuốc này đã được phê duyệt theo quy định vào năm 2014 và chỉ được sử dụng nếu chính phủ dùng để điều trị bệnh cúm tái phát hoặc một loại cúm mới. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý không sử dụng Avigan cho phụ nữ có thai để tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm của Hàn Quốc cũng quyết định không nhập khẩu Avigan sau khi các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cho rằng không có đủ dữ liệu lâm sàng để chứng minh thuốc có hiệu quả, theo Yonhap.
Bộ Y tế hướng dẫn việc cách ly y tế tại nhà
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cách ly y tế, bao gồm: cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tại cơ sở cách ly tập trung và cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Việc cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú được áp dụng đối với những người đã tiếp xúc với người có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân được xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 (đối tượng F2), những người tiếp xúc gián tiếp (đối tượng F3, F4). Thời gian cách ly được quy định là 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.
Người được cách ly cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân sau đây:
- Thường xuyên đeo khẩu trang; thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng có nắp đậy và mang đi xử lý hàng ngày.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn chứa ít nhất 60% cồn.
- Không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân như bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt... Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi ở, nơi lưu trú.
- Đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, vận động cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng tại chỗ. Việc người dân nâng cao ý thức cộng đồng, thực hiện tốt các quy định cách ly, vệ sinh phòng dịch là góp phần chiến thắng giặc dịch Covid-19.

Trung Quốc sản xuất lô thuốc đầu tiên có khả năng điều trị Covid-19

Ngày 16/2, lô thuốc có tiềm năng điều trị hiệu quả chủng virus corona mới (Covid-19) đã được đưa vào sản xuất tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

“Ngày 15/2, loại thuốc do công ty dược phẩm Hisun Chiết Giang nghiên cứu sản xuất đã chính thức được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc cấp phép để đưa ra thị trường. Đây là loại thuốc đầu tiên tại Trung Quốc được cấp phép chính thức để đưa vào danh sách thuốc có khả năng điều trị hiệu quả virus corona mới”, chính quyền thành phố Thái Châu cho biết.

Từ ngày 5/3 thực hiện khai báo y tế với hành khách nhập cảnh từ Campuchia

Trưa 5/3, tại Lễ ra mắt Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị COVID-19, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, từ ngày 5/3, Việt Nam sẽ thực hiện khai báo y tế với hành khách nhập cảnh từ Campuchia.
 

Tu ngay 5/3 thuc hien khai bao y te voi hanh khach nhap canh tu Campuchia
 Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Trước đó, Việt Nam đã bắt buộc thực hiện khai báo y tế đối với khách nhập cảnh từ Trung Quốc, Hàn Quốc, từ các vùng dịch Covid-19 tại các quốc gia Iran, Italy.

“Đột nhập” hai bệnh viện chuyên điều trị Covid-19 ở TP HCM

(Kiến Thức) - Để chủ động phòng chống khi dịch bệnh do virus corona diễn biến phức tạp, Sở Y tế TP HCM đã chuyển đổi Bệnh viện huyện Cần Giờ thành bệnh viện chuyên điều trị Covid-19 với 300 giường bệnh.

“Dot nhap” hai benh vien chuyen dieu tri Covid-19 o TP HCM

Trưa 10/3, Sở Y tế TP.HCM cho biết sẽ triển khai thêm một bệnh viện chuyên điều trị Covid-19 tại huyện Cần Giờ. Theo đó, Bệnh viện huyện Cần Giờ đã chuyển đổi chức năng một phần cơ sở vật chất hiện tại trở thành Bệnh viện điều trị Covid-19 Cần Giờ. Ảnh: Sở Y tế.

“Dot nhap” hai benh vien chuyen dieu tri Covid-19 o TP HCM-Hinh-2
Đây là bệnh viện chuyên cách ly, điều trị Covid-19 với quy mô 300 giường. Nơi này sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp nghi nhiễm để khám và điều trị từ ngày 16/3. Ảnh: Sở Y tế.
“Dot nhap” hai benh vien chuyen dieu tri Covid-19 o TP HCM-Hinh-3
Bệnh viện này được đầu tư bổ sung các trang thiết bị hồi sức hiện đại, lắp đặt các phòng cách ly áp lực âm, sắp xếp lại các khu vực điều trị đúng theo chuẩn của của một bệnh viện chuyên khoa về dịch bệnh. Ảnh: Zing.
“Dot nhap” hai benh vien chuyen dieu tri Covid-19 o TP HCM-Hinh-4
Trung tâm điều phối nhân lực y tế Sở Y tế sẽ có kế hoạch luân phiên cán bộ nhân viên y tế của các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa của TP đến công tác tại bệnh viện này; ngoài các chuyên gia về bệnh nhiễm còn có chuyên gia về bệnh lý đường hô hấp và chuyên gia về hồi sức cấp cứu. Ảnh: Zing.
“Dot nhap” hai benh vien chuyen dieu tri Covid-19 o TP HCM-Hinh-5
Ngoài tận dụng cơ sở vật chất cũ, bệnh viện cũng được đầu tư bổ sung các trang thiết bị hồi sức hiện đại, lắp đặt các phòng cách ly áp lực âm, sắp xếp lại các khu vực điều trị theo chuẩn của một bệnh viện chuyên khoa về dịch bệnh. Ảnh: Zing.
“Dot nhap” hai benh vien chuyen dieu tri Covid-19 o TP HCM-Hinh-6
Bệnh viện được lắp đặt 20 tivi 40 inch tại các phòng chức năng và phòng bệnh nhân. Ảnh: Zing.
“Dot nhap” hai benh vien chuyen dieu tri Covid-19 o TP HCM-Hinh-7

Nhân sự bệnh viện sẽ do Sở Y tế TP.HCM bố trí đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế từ các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa của thành phố đến làm việc. Ảnh: Zing.

“Dot nhap” hai benh vien chuyen dieu tri Covid-19 o TP HCM-Hinh-8
Ngoài các chuyên gia về bệnh lây nhiễm còn có chuyên gia về bệnh lý đường hô hấp và chuyên gia về hồi sức cấp cứu. Ảnh: Zing.
“Dot nhap” hai benh vien chuyen dieu tri Covid-19 o TP HCM-Hinh-9
Thời gian vừa qua, bên cạnh duy trì các khu cách ly tập trung chống Covid-19 tại mỗi quận, huyện, Sở Y tế và Bộ Tư lệnh TP.HCM đã đưa vào sử dụng ba khu cách ly tập trung tại huyện Nhà Bè (108 giường), huyện Củ Chi (350 giường), huyện Cần Giờ (300 giường). Trong hình là khu cách ly ở bệnh viện dã chiến tại huyện Củ Chi. Ảnh: Kinhtedothi.
“Dot nhap” hai benh vien chuyen dieu tri Covid-19 o TP HCM-Hinh-10
Bệnh viện dã chiến tại huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) đã được lắp đặt và sử dụng 3 phòng cách ly áp lực âm, chuyên dùng cách ly cho những bệnh nhân nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19. Ảnh: Kinhtedothi.
“Dot nhap” hai benh vien chuyen dieu tri Covid-19 o TP HCM-Hinh-11
Sau thời gian khẩn trương thi công lắp đặt, ngày 13/3, Bệnh viện dã chiến phòng chống Covid-19 tại huyện Củ Chi chính thức đưa phòng cách ly áp lực âm vào sử dụng. Ảnh: Kinhtedothi.
“Dot nhap” hai benh vien chuyen dieu tri Covid-19 o TP HCM-Hinh-12
Bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19 đã được đưa đến Bệnh viện dã chiến sáng ngày 13/3 và đã được cách ly tại phòng cách ly áp lực âm của khu 1. Ảnh: Kinhtedothi.
“Dot nhap” hai benh vien chuyen dieu tri Covid-19 o TP HCM-Hinh-13
Hiện tại, Bệnh viện dã chiến tại Củ Chi đã được lắp đặt 3 phòng cách ly áp lực âm, chuyên dùng cách ly cho những bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19 có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 hoặc đang chờ khẳng định lại kết quả lần 2. Ảnh: Kinhtedothi. 

Video "Việt Nam sản xuất bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19". Nguồn: VTC Now.