Hà Nội ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết trong tuần qua

Trong tuần qua (từ ngày 27/6 đến 4/7/2025), toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường và không có ca tử vong. So với tuần trước, số ca mắc tăng 8 ca.

Tính từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 331 ca mắc sốt xuất huyết, không có tử vong, giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, kết quả giám sát cho thấy chỉ số côn trùng tại một số ổ dịch vẫn ở ngưỡng nguy cơ cao, số ca mắc có thể tiếp tục tăng do thời tiết đang bước vào giai đoạn thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển.

Bên cạnh đó, tuần vừa qua thành phố ghi nhận thêm 59 ca mắc tay chân miệng, giảm 18 ca so với tuần trước. Cộng dồn từ đầu năm, toàn thành phố đã có 3.046 ca mắc tay chân miệng, không có trường hợp tử vong, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2024.

Hà Nội chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết
Hà Nội chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết

Đối với bệnh sởi, số ca mắc mới giảm mạnh khi tuần qua chỉ có 40 ca mắc, giảm 48 ca so với tuần trước. Tính từ đầu năm 2025 đến nay, Hà Nội đã có 4.225 ca mắc sởi tại 125/126 xã, phường và ghi nhận 1 trường hợp tử vong.

Đáng chú ý, trong tuần đã ghi nhận thêm một ca bệnh liên cầu lợn, nâng tổng số ca mắc liên cầu lợn tại Hà Nội từ đầu năm đến nay lên 5 ca. Bệnh nhân là một phụ nữ 72 tuổi, trú tại xã Hát Môn, khởi phát bệnh từ ngày 24/6 với các triệu chứng sốt, đau đầu, buồn nôn, cứng gáy. Kết quả chọc dịch não tủy tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy bệnh nhân dương tính với vi khuẩn liên cầu lợn. Số ca mắc liên cầu lợn năm nay đang tăng so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy nguy cơ vẫn hiện hữu ở nhiều địa phương ngoại thành.

Ngoài ra, tuần qua Hà Nội ghi nhận 65 ca mắc COVID-19, không có ca tử vong, số mắc giảm mạnh so với tuần trước. Lũy kế từ đầu năm đến nay đã có 1.996 ca COVID-19. Các bệnh khác như não mô cầu, viêm não Nhật Bản, ho gà không ghi nhận ca mắc mới trong tuần.

Ảnh minh họa.

Trước tình hình trên, CDC Hà Nội tiếp tục phối hợp các đơn vị tăng cường giám sát phát hiện ca bệnh, đặc biệt tại các cơ sở y tế tuyến cơ sở và cộng đồng, kịp thời khoanh vùng, xử lý ổ dịch, hạn chế lây lan. Đồng thời công tác kiểm dịch y tế tại sân bay Nội Bài vẫn được duy trì chặt chẽ để phát hiện sớm các ca bệnh truyền nhiễm có nguy cơ xâm nhập.

Bên cạnh đó, ngành y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong mùa hè, tuân thủ tiêm chủng đầy đủ, giữ vệ sinh môi trường sống, xử lý ổ bọ gậy để phòng sốt xuất huyết, chú ý vệ sinh cá nhân và an toàn thực phẩm, nhất là các sản phẩm từ thịt lợn để phòng liên cầu lợn. Việc phát hiện sớm triệu chứng nghi ngờ và đến cơ sở y tế kịp thời sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Kích thích huyệt phục hồi tóc rụng sau sốt xuất huyết

Sau sốt xuất huyết và bệnh mạn tính, tóc rụng rất nhiều, chế độ dinh dưỡng hợp lý và day bấm huyệt có thể giúp tóc phục hồi.

Sau sốt xuất huyết và bệnh mạn tính, tóc rụng rất nhiều, chế độ dinh dưỡng hợp lý và day bấm huyệt có thể giúp tóc phục hồi.

“Không chỉ sốt xuất huyết mà mọi bệnh gây sốt cao đều có thể để lại hậu quả rụng tóc nhiều. Đó là do khi bị sốt, máu tập trung nuôi dưỡng các phủ tạng quan trọng (tim, não, thận...) và được huy động đến ổ nhiễm trùng để tiêu diệt mầm bệnh. Khi đó, các chất để nuôi dưỡng nang tóc bị giảm sút, vì da không phải là bộ phận được ưu tiên”, TS.BS Phạm Đăng Bảng, Giám đốc chuyên môn tại TTClinic cho biết.

Bé 4 tuổi sốc sốt xuất huyết nguy kịch sau vài lần nôn ói

Khi có dấu hiệu trở nặng (lừ đừ, li bì, ói nhiều, xuất huyết nhiều nơi, đau bụng, tiểu ít, tay chân lạnh hoặc khó thở) hãy đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức.

Suy hô hấp, trụy mạch, rối loạn đông máu nghiêm trọng

Ngày 24/6, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, nhờ hồi sức tích cực các bác sĩ đã cứu sống bệnh nhi 4 tuổi bị sốt xuất huyết nặng.

Truyền hơn 10 lít máu cứu sống bệnh nhân sốt xuất huyết

Nhiều ca nhập viện vì sốc sốt xuất huyết Dengue dẫn đến trụy tim mạch, xuất huyết nặng, suy hô hấp và tử vong.

Trong khoảng vài tuần gần đây, khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi Đồng 1 liên tục tiếp nhận nhiều ca nhập viện vì sốc sốt xuất huyết Dengue nặng.

Đặc biệt mới đây bệnh nhi 12 tuổi sốc sốc sốt xuất huyết Dengue kèm xuất huyết tiêu hóa nặng phải truyền hơn 10 lít máu và chế phẩm máu mới qua cơn nguy kịch.