Đặc sản râu tua tủa ở miền Trung, ăn rồi là mê

Dù vẻ ngoài kỳ lạ với “bộ râu” tua tủa, rum biển là đặc sản độc đáo của miền Trung, được chế biến thành nhiều món ngon, đặc biệt là om củ chuối đậm đà.

Rum biển – sản vật “trời ban” của vùng biển bãi ngang

Trên dải đất miền Trung đầy nắng gió, bên cạnh cá, tôm, cua ghẹ, người dân ven biển còn truyền tai nhau về một món ăn lạ tai, lạ mắt nhưng khiến ai từng nếm thử cũng phải xuýt xoa: rum biển. Loài hải sản này được tìm thấy chủ yếu ở vùng biển bãi ngang các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, nơi người dân sống nhờ vào biển cả và những sản vật mà thiên nhiên hào phóng ban tặng.

rum-bien.jpg
Ảnh minh họa

Rum biển là loài nhuyễn thể, có tên gọi khác nhau tùy địa phương như hải sâm hay bông thùa. Tuy nhiên, bông thùa miền Trung hoàn toàn không giống loại cùng tên ở Quảng Ninh hay Hải Phòng (thường ám chỉ sá sùng). Loại rum này có kích thước to hơn, hình dáng khác biệt và sinh sống sâu trong lòng cát vùng bãi ngang.

Vẻ ngoài kỳ lạ với bộ "râu" tua tủa

Điểm dễ nhận diện nhất của rum biển chính là “bộ râu” lạ lùng ở phần đầu – thực chất là những xúc tu mảnh nhỏ xòe ra như chiếc chổi, giúp chúng tìm kiếm thức ăn và cảm nhận môi trường xung quanh. Thân rum có hình trụ thuôn dài, phình to ở giữa và thon nhỏ về hai đầu, mềm mại và hơi nhầy, khi chế biến sẽ trở nên giòn dai, đặc trưng không lẫn với bất kỳ loại hải sản nào khác.

rum-bien1.jpg
Ảnh minh họa

Để bắt được rum biển, ngư dân phải canh thủy triều rút vào ban đêm hoặc sáng sớm, sau đó đào sâu trong lớp cát ẩm lạnh. Công việc tuy vất vả nhưng bù lại, mỗi ký rum bắt được có thể bán với giá 100.000–150.000 đồng, cao hơn nhiều loại hải sản phổ thông khác.

Om củ chuối – món tủ của dân sành ăn

Rum biển có thể được chế biến thành nhiều món như xào lá lốt, nướng mỡ hành, nấu cháo, nhưng ngon và “gây nghiện” nhất phải kể đến rum om củ chuối – món ăn mang đậm hồn quê miền Trung.

Để làm được món này, người nội trợ phải sơ chế rum thật sạch bằng cách chà muối, ngâm nước gạo, sau đó cắt khúc vừa ăn. Củ chuối được thái mỏng, ngâm nước chanh cho trắng, rồi đem om chung với rum, nghệ tươi, mẻ, mắm tôm và các loại rau gia vị như tía tô, lá lốt, hành hoa.

Món ăn sau khi hoàn thành có màu vàng óng của nghệ, mùi thơm lừng của mắm tôm hòa quyện cùng vị bùi của củ chuối, vị giòn sần sật của rum biển, tạo nên một tổng thể đậm đà, hài hòa, ăn kèm với cơm nóng hoặc bún đều tuyệt vời.

530f104c181bae45f70a.jpg
Ảnh minh họa

Từng là món ăn dân dã, gắn bó với bữa cơm của người dân vùng biển khó khăn, rum biển nay đã trở thành đặc sản được thực khách khắp nơi săn lùng. Nhiều nhà hàng ở TP.Vinh, Hà Tĩnh hay Thanh Hóa đưa rum biển vào thực đơn như một điểm nhấn độc đáo mang hương vị bản địa. Một số nơi còn chế biến sẵn, hút chân không để phục vụ khách du lịch mua mang về.

“Lần đầu ăn rum om củ chuối, tôi thấy lạ miệng nhưng càng ăn càng ghiền. Vị giòn giòn, dai nhẹ của rum quyện với chuối và mẻ khiến món ăn rất cuốn”, chị Phương Mai du khách đến từ Hà Nội chia sẻ.

Không chỉ là món ăn ngon, rum biển còn được dân gian truyền tụng là tốt cho sinh lý nam giới, bổ dưỡng như một loại “hải sâm trời ban”, càng khiến món ăn này thêm phần hấp dẫn trong mắt thực khách.

Dù không phổ biến như mực, cá hay tôm, rum biển vẫn là một phần không thể thiếu trong bức tranh ẩm thực miền Trung – mộc mạc, giản dị nhưng đậm đà và lưu luyến. Với những ai đã từng ăn qua, hình ảnh chiếc chảo om nghi ngút khói, dậy mùi thơm nồng nàn mắm tôm và nghệ, sẽ trở thành ký ức khó quên về một vùng biển nắng gió, nơi có những món ăn kỳ lạ mà ngon đến lạ kỳ.

Gợi ý địa điểm thưởng thức rum biển:

Chợ Cửa Hội (Nghệ An)

Chợ Diễn Thành, chợ Diễn Kim (Diễn Châu)

Các nhà hàng hải sản dọc quốc lộ 1A đoạn qua Thanh Hóa – Hà Tĩnh

Đặc sản giòn rụm "vừa ăn vừa đập" khiến du khách mê mẩn

Bánh tráng đập – món ăn dân dã miền Trung gây ấn tượng bởi cách ăn độc đáo “vừa ăn vừa đập” cùng hương vị giòn thơm, chấm mắm nêm đậm đà khó quên.

banh-dap.png
Giữa muôn vàn món ngon miền Trung, có một đặc sản dân dã nhưng lại khiến du khách thích thú bởi cách ăn “có một không hai”: bánh tráng đập. Ảnh Internet
banh-dap-1.jpg
Chỉ từ những nguyên liệu đơn giản như bánh tráng nướng, bánh ướt và chút mắm nêm đậm đà, món ăn này đã trở thành biểu tượng ẩm thực đường phố của các tỉnh như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, thu hút không ít thực khách trong và ngoài nước. Ảnh amthuc

Netizen gọi vui tên các đặc sản vùng miền sau sáp nhập

Dân mạng đang rần rần "đổi họ thay tên" cho loạt món ăn đặc sản theo tên địa phương mới sau sáp nhập.

Những ngày gần đây, câu chuyện sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã trở thành một đề tài nóng hổi, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân. Bên cạnh những thảo luận về quy hoạch, kinh tế hay xã hội, có một góc nhìn vô cùng độc đáo và hài hước đang lan tỏa mạnh mẽ trên các mạng xã hội: cách netizen Việt "đặt tên lại" cho các đặc sản vùng miền sau sáp nhập.

Từ bản đồ hành chính đến "bản đồ ẩm thực" mới

Về Quảng Bình thưởng thức cá nghéo bao tử hiếm lạ

Ẩn mình trong lòng biển Quảng Bình, cá nghéo bao tử là món ăn lạ miệng, bổ dưỡng và cực kỳ hiếm gặp, khiến du khách sành ăn cũng phải săn lùng.

Không chỉ nổi danh với hang Sơn Đoòng kỳ vĩ hay bãi biển Nhật Lệ nên thơ, Quảng Bình còn ẩn chứa những tinh hoa ẩm thực độc đáo. Trong đó, cá nghéo bao tử là một cái tên vừa lạ vừa quý, khiến nhiều thực khách không khỏi tò mò và say mê.

Cá nghéo – còn gọi là cá nhám hay cá mập sữa – thuộc họ cá xương sụn, có thân hình nhỏ, thịt chắc, gan béo, ít mỡ và đặc biệt là mùi tanh đậm biển. Điều đặc biệt khiến cá nghéo bao tử trở nên quý hiếm là bởi cá mẹ không đẻ trứng mà đẻ con, và phần bao tử chứa cá con chính là nguyên liệu chính trong những món ăn đặc sản.