Ung thư phổi, ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hoá

Ung thư phổi và ung thư đại trực tràng vốn được coi là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, nay đang gõ cửa cả những người trẻ ở độ tuổi đôi mươi, ba mươi.

Tại Việt Nam, ung thư phổi vẫn dẫn đầu nhóm ung thư gây tử vong cao nhất, còn ung thư đại trực tràng đứng trong nhóm 5 loại ung thư phổ biến nhất. Trước đây, bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi. Thế nhưng, 5-10 năm trở lại đây, các bệnh viện tuyến cuối như Bệnh viện K, Bệnh viện Ung bướu TP HCM, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương… đã ghi nhận không ít ca mắc ở độ tuổi 20-30.

2-9160.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn internet

Ung thư không còn là bệnh của người già

Một nghiên cứu tại Mỹ cũng cho thấy tỷ lệ ung thư đại trực tràng ở người dưới 50 tuổi đã tăng gần gấp đôi trong 30 năm qua. Tại châu Á, xu hướng này cũng tương tự, nhất là ở các quốc gia có tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh. Thực tế, nhiều người trẻ phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn. Lý do phổ biến là họ chủ quan, không nghĩ mình có thể mắc ung thư, hoặc bỏ qua các dấu hiệu nhỏ nhặt vì bận rộn công việc, học tập.

Vì sao ung thư ngày càng trẻ hóa?

Lối sống thiếu lành mạnh

Nhiều bạn trẻ sống lệ thuộc vào thức ăn nhanh, nước ngọt có gas, đồ uống có cồn, hút thuốc lá, thức khuya triền miên. Những thói quen này góp phần làm tổn thương tế bào, giảm miễn dịch, tạo điều kiện cho ung thư phát triển.

Môi trường ô nhiễm

Khói bụi, khí thải công nghiệp, ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn khiến người trẻ tiếp xúc với nhiều chất gây ung thư hơn bao giờ hết. Đặc biệt, khói thuốc lá kể cả hút thuốc thụ động là thủ phạm chính gây ra ung thư phổi.

Thiếu vận động, béo phì

Lười vận động là thủ phạm giấu mặt làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Béo phì, tích mỡ nội tạng cũng liên quan chặt chẽ đến sự hình thành các tế bào ung thư.

Thiếu quan tâm tầm soát

Người trẻ thường không có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ. Họ chỉ đi khám khi đã có triệu chứng rõ rệt như ho ra máu, đau bụng dữ dội, sụt cân nhanh, lúc này bệnh đã bước sang giai đoạn muộn, điều trị khó khăn và tốn kém hơn nhiều.

Những dấu hiệu không nên bỏ qua

Bệnh ung thư phổi và ung thư đại trực tràng đều âm thầm, tiến triển lặng lẽ trong cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có những tín hiệu sớm mà người trẻ không nên bỏ qua:

Ung thư phổi: ho kéo dài không rõ nguyên nhân, ho ra máu, đau ngực âm ỉ, khó thở, sụt cân, mệt mỏi thường xuyên.

Ung thư đại trực tràng: thay đổi thói quen đại tiện (đi tiêu khó khăn, táo bón xen tiêu chảy), phân lẫn máu, đau bụng âm ỉ, đầy hơi, sụt cân không chủ đích.

Nếu gia đình có tiền sử người thân từng mắc ung thư đại trực tràng hoặc polyp đại tràng, nguy cơ mắc bệnh càng cao, cần tầm soát sớm hơn người bình thường.

Gánh nặng tài chính và tinh thần

Ung thư không chỉ tàn phá sức khỏe mà còn để lại gánh nặng kinh tế, tinh thần cho cả người bệnh và gia đình. Một phác đồ điều trị ung thư phổi, ung thư đại trực tràng có thể kéo dài nhiều tháng đến vài năm, tiêu tốn hàng trăm triệu đồng. Không ít gia đình lâm vào cảnh kiệt quệ tài chính, tâm lý suy sụp.

Đáng nói hơn, với người trẻ tuổi, việc mắc ung thư còn cướp đi nhiều ước mơ, hoài bão, ảnh hưởng đến công việc, học tập, đời sống gia đình.

Phòng ngừa vẫn là chìa khóa vàng

Dù khoa học y tế phát triển, điều trị ung thư vẫn phức tạp, tốn kém và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống. Các chuyên gia nhấn mạnh, chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm vẫn là cách hữu hiệu nhất để giảm gánh nặng. Những khuyến nghị quan trọng:

Bỏ thuốc lá ngay lập tức, tránh hút thuốc lá thụ động.

Hạn chế rượu bia, nước ngọt có gas, thức ăn nhanh, đồ chiên rán.

Tăng cường rau xanh, trái cây tươi, chất xơ trong bữa ăn hằng ngày.

Duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục đều đặn, tối thiểu 30 phút/ngày.

Khám sức khỏe tổng quát ít nhất 1 lần/năm, tầm soát ung thư phổi với nhóm nguy cơ cao (người hút thuốc lá lâu năm, tiếp xúc môi trường độc hại), nội soi đại trực tràng định kỳ từ 40 tuổi hoặc sớm hơn nếu có yếu tố nguy cơ.

Tập thói quen lắng nghe cơ thể, đừng xem nhẹ các triệu chứng bất thường.

Lời cảnh tỉnh cho thế hệ trẻ

Xu hướng ung thư trẻ hóa không còn là con số thống kê khô khan, mà là thực tế đang diễn ra ở quanh ta. Mỗi người trẻ cần ý thức được rằng: tuổi trẻ không đồng nghĩa với miễn nhiễm bệnh tật. Chủ động phòng ngừa và tầm soát định kỳ chính là hành động bảo vệ tương lai.

Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ: bỏ thuốc lá, ăn sạch, sống xanh, tập thể dục đều đặn, không ngại đi khám khi cơ thể lên tiếng. Sức khỏe là tài sản quý giá nhất chỉ khi mất đi, ta mới nhận ra đã đánh đổi quá nhiều thứ để rồi không thể mua lại bằng tiền bạc hay hối tiếc.

2 người bị xơ gan, ung thư do phát hiện viêm gan B muộn

Viêm gan B là bệnh lý có diễn tiến âm thầm, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra biến chứng nặng nề như xơ gan hoặc ung thư gan.

Ngày 4/7. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, vừa tiếp nhận hai trường hợp bệnh nhân được chuyển tuyến trong tình trạng gan đã tiến triển nặng đến xơ gan và u gan. Điều đáng nói là cả hai chỉ mới biết mình mắc viêm gan B cách đây từ một đến hai tháng.

Điểm chung của hai bệnh nhân là không có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ vì nghĩ rằng bản thân vẫn khỏe mạnh, không có triệu chứng bất thường. Chỉ đến khi xuất hiện một số dấu hiệu tình cờ, họ mới đi khám, nhưng lúc đó bệnh đã ở giai đoạn muộn, khiến khả năng điều trị bằng thuốc gần như không còn hiệu quả, buộc phải can thiệp ngoại khoa.

Nguy cơ ung thư từ dầu chiên đi chiên lại

Món chiên rán tuy hấp dẫn, nhưng nếu được chế biến bằng dầu đã qua sử dụng nhiều lần, thì đó không còn là món ngon mà là mối nguy âm thầm cho sức khỏe.

Trong ẩm thực Việt Nam, các món chiên rán từ lâu đã giữ vị trí quan trọng nhờ hương vị hấp dẫn và sự tiện lợi trong chế biến. Tuy nhiên, đi kèm với thói quen ăn đồ chiên là một thực trạng đáng lo ngại, dầu ăn được tái sử dụng nhiều lần, không chỉ ở các hàng quán mà còn ngay trong gian bếp mỗi gia đình.

Ít ai biết rằng, thói quen này có thể trở thành “sát thủ âm thầm” gây ra hàng loạt hệ lụy cho sức khỏe, từ tổn thương tế bào, rối loạn chuyển hóa đến tăng nguy cơ ung thư.

Liệu pháp miễn dịch, hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư phổi

Liệu pháp sinh học điều trị ung thư dựa vào cơ chế tăng cường và phục hồi khả năng của hệ thống miễn dịch trong việc nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư.

Không ngừng cập nhật các tiến bộ y học nhằm nâng cao chất lượng điều trị ung thư phổi, Bệnh viện Bãi Cháy đã phát triển điều trị ung thư phổi theo nguyên tắc đa mô thức – phối hợp hiệu quả các phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị nhắm trúng đích.

dcih-phoi-1.jpg
BSCKI Mai Tuấn Hưng, Phó Trưởng khoa Ung bướu 2, Bệnh viện Bãi Cháy thăm khám sức khỏe định kỳ cho bệnh nhân trong quá trình sử dụng thuốc miễn dịch - Ảnh BVCC