Thứ xưa người nghèo ăn đến chán ngán, nay thành đặc sản làm đủ món ngon ở thành phố được ưa chuộng, tốt cho sức khỏe

Vốn là thứ ăn "cứu đói", gắn với người dân ở các miền quê nghèo, giờ đây moi biển đã thành đặc sản làm nên đủ món ngon đậm đà ở thành phố và là thực phẩm giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe.

Trước kia, khi thịt cá còn là món xa xỉ, không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện mua thường xuyên thì moi biển khô (còn gọi là tép khô) lại là vị “cứu tinh” của bữa cơm hằng ngày. Ở các vùng ven biển miền Trung và Đồng bằng Sông Cửu Long, hầu như nhà nào cũng có sẵn một túi moi biển khô treo nơi gác bếp. Những ngày mưa gió kéo dài, không thể đi chợ hay khi nhà chẳng còn gì ngoài nồi cơm trắng, chỉ cần một nắm moi khô rim mặn hay nấu canh chua là đã có một bữa ăn đủ đầy.

Moi biển là loại tép nhỏ sống ngoài biển, thường chỉ lớn cỡ đầu đũa. Sau khi đánh bắt, moi được rửa sạch rồi đem phơi nắng tự nhiên. Chỉ sau một đến hai ngày nắng gắt, những con moi mềm, màu trắng hồng ban đầu sẽ chuyển sang màu cam nhạt hoặc vàng rơm, thân teo lại, giòn và có mùi thơm mặn mòi đặc trưng. Không giống như tôm khô làm từ tôm sú hay tôm đất, moi khô nhỏ hơn nhiều, khi ăn không cần bóc vỏ, cho cảm giác giòn rụm, đậm đà.

Ngày xưa, chỉ cần moi khô rang với mỡ hành, chan tí nước mắm, thêm chút tiêu là nồi cơm trắng "bốc hơi" lúc nào không hay. Có hôm đổi món, mẹ giã moi với hành tím, phi sơ, rồi nấu canh với rau ngót, mồng tơi, bí xanh… Vị ngọt thanh, béo ngậy của tép biển quyện với rau vườn tạo nên món ăn dân dã mà thơm ngon đến nao lòng. Với nhiều người, hương vị đó không chỉ là một món canh, mà còn là mùi ký ức của bếp lửa quê, của mẹ, của những ngày gian khó.

Ngày nay, khi đời sống khấm khá hơn, thịt cá không còn hiếm, thì moi biển khô lại được “lên đời”, trở thành đặc sản quê được săn đón. Trên các chợ mạng hay sàn thương mại điện tử, moi khô được đóng gói kỹ càng, bán với giá từ 150.000 đến 250.000 đồng/kg, đắt gấp nhiều lần thời xưa. 

Một số nhà hàng, quán ăn ở thành phố cũng đưa moi biển vào thực đơn: từ moi rang tóp mỡ, moi xào dưa, moi nấu canh rau tập tàng cho tới moi xào khế chua. Hương vị mặn mà, giòn dai của moi biển khiến nhiều người thành thị mê mẩn. 

Tác dụng của con moi biển đối với sức khỏe

Giúp cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh

Moi biển được đánh giá là có khả năng làm dịu thần kinh, cải thiện tâm trạng và hỗ trợ tinh thần. Đặc biệt có lợi cho những người đang gặp phải các vấn đề như suy nhược thần kinh hoặc rối loạn thần kinh thực vật.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Hàm lượng magie dồi dào trong moi biển giúp phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch như huyết áp cao, xơ vữa động mạch. Ngoài ra, với người cao tuổi, thực phẩm này còn hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương và tăng cường sức đề kháng.

Nguồn canxi tự nhiên tốt cho xương

Moi biển cung cấp lượng canxi đáng kể, hỗ trợ phòng tránh loãng xương, nhất là ở người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Việc đưa món ăn từ moi vào khẩu phần ăn hàng ngày giúp bổ sung canxi một cách tự nhiên và hiệu quả cho cơ thể.

Hỗ trợ giảm cân lành mạnh

Moi khô không chứa cholesterol, không gây tích mỡ, lại giàu đạm, thích hợp để đưa vào thực đơn ăn kiêng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, moi là một trong những lựa chọn lý tưởng cho người muốn kiểm soát cân nặng.

Tốt cho phụ nữ mang thai

Giai đoạn mang thai đòi hỏi cơ thể cần nhiều canxi để hỗ trợ hình thành hệ xương, răng và thần kinh cho thai nhi. Thiếu canxi có thể dẫn đến tình trạng hạ canxi máu, chuột rút, tăng huyết áp hoặc các vấn đề về phát triển của thai nhi. Moi biển là nguồn bổ sung canxi tự nhiên, phù hợp cho bà bầu.

Một số lưu ý khi ăn moi biển

- Tránh dùng chung với táo tàu đỏ vì có thể gây ngộ độc thực phẩm.

- Không kết hợp với rau bina do làm giảm khả năng hấp thụ canxi.

- Không dùng chung với thực phẩm chứa nhiều vitamin C vì có thể hình thành arsenic - chất độc hại.

- Hạn chế ăn kèm các loại trái cây như táo, cam, hồng, chà là… vì có thể gây đau lưng.

Bạn có thể quan tâm