'Thủ phạm' khiến máu trắng đục như sữa, ít người để ý tới

Tăng triglyceride máu và các rối loạn do tăng triglyceride máu gây ra thực sự rất nguy hiểm nhưng lại ít được mọi người quan tâm.

GS Nguyễn Gia Bình – Chủ tịch Hội Hồi sức tích cực Việt Nam, cho biết triglyceride là dạng chất béo có trong thực phẩm mà cơ thể chúng ta vẫn tiêu thụ hàng ngày, chủ yếu có trong các loại mỡ động vật và thực vật. Cơ thể cần sử dụng triglyceride để tiêu hóa và chuyển sang dạng năng lượng tế bào đáp ứng các hoạt động sống, trao đổi chất.
Triglyceride dư thừa phần lớn do cơ thể tiếp nhận lượng lớn từ thực phẩm, nên chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý là điều đầu tiên để giảm mỡ máu cũng như triglyceride. Chế độ ăn uống lành mạnh cần cân bằng các nhóm chất quan trọng như tinh bột, chất béo, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Khi triglyceride được tích trữ quá nhiều sẽ khiến chỉ số triglyceride trong máu tăng cao và gây hại cho cơ thể. Thông qua các xét nghiệm máu, bạn có thể kiểm tra mức triglyceride có trong máu cũng như dự trữ trong cơ thể và đánh giá tình trạng cao hoặc thấp của chỉ số này.
Ví dụ triglyceride bình thường: dưới 150 mg/dL. Triglyceride ở mức ranh giới cao: 150 - 199 mg/dL. Triglyceride cao: 200 - 499 mg/dL. Triglyceride ở mức rất cao: trên 500 mg/dL.
'Thu pham' khien mau trang duc nhu sua, it nguoi de y toi
Ảnh minh họa. 
Trong khi đó, mọi người mới chỉ quan tâm đến chỉ số cholesterol trong máu cao mà không biết rằng kiểm soát triglyceride cũng vô cùng quan trọng với sức khỏe. Đặc biệt, triglyceride tăng gây ra bệnh lý viêm tụy cấp.
Ví dụ như trường hợp của chị C.T.X (43 tuổi, Đà Nẵng) được người nhà đưa đến cấp cứu tại BV Hoàn Mỹ Đà Nẵng trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng thượng vị kèm nôn mửa liên tục trong 6 tiếng.
Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ triglyceride máu là 97,94 mmol/L, tăng gấp 58 lần giá trị bình thường (1,70 mmol/L). Kết quả chụp cắt lớp vi tính (CT-Scan) ổ bụng thể hiện hình ảnh viêm tụy cấp thể phù nề. Các bác sĩ xác định người bệnh bị viêm tụy cấp do triglyceride máu tăng quá cao.
Chị N.T.M. (34 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) từng cấp cứu vì viêm tụy cấp do tăng triglyceride. Chị M. cho biết lần mang thai thứ hai chị vừa tăng cân vừa bị tăng mỡ máu. Đến tuần thứ 30 của thai kỳ chị M. thấy đau bụng dữ dội. Chị được gia đình đưa vào cấp cứu tại BV Phụ Sản Trung ương sau đó chuyển sang BV Bạch Mai cấp cứu vì viêm tụy cấp.
Các xét nghiệm của chị M. cho thấy men tuỵ cao, P-Amylase 460.19U/l, Triglycerid 23.11, Cholesterol 16.88mmol/l… Sản phụ cũng được chẩn đoán viêm tuỵ cấp do tăng tryglycerid trên phụ nữ mang thai và theo dõi điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực.
Với những trường hợp viêm tụy cấp do tăng triglycerid phương pháp điều trị là thay huyết tương, hiệu quả giải quyết dứt điểm tình trạng triglyceride máu tăng cao cho người bệnh. Có những bệnh nhân vào cấp cứu nồng độ triglyceride máu của người bệnh rất cao, huyết tương ngày đầu được lọc ra từ máu người bệnh trắng đục như sữa.
Trong những trường hợp viêm tụy cấp do triglyceride máu tăng rất cao, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: tắc mạch, viêm tuỵ cấp gây suy đa tạng, thậm chí tử vong.
Ngoài viêm tụy cấp, tăng nhiều nghiên cứu cho thấy mức triglyceride cao có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển đột quỵ. Trong thời gian 4 năm, các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Los Angeles, Hoa Kỳ đã thu thập dữ liệu trên hơn 1.000 bệnh nhân điều trị tại một trung tâm y tế với chẩn đoán cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), còn được gọi là “đột quỵ nhẹ”.
Tất cả các bệnh nhân này đều được xét nghiệm lipid sau khi nhập viện. Các nhà nghiên cứu nhận thấy những bệnh nhân có mức triglyceride cao có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2,7 lần so với những người có mức triglyceride thấp.
Triglyceride cao cũng gây ra xơ vữa động mạch. Nếu mảng xơ vữa hoặc cục máu đông vỡ ra có thể làm tắc nghẽn dòng máu trong động mạch cung cấp cho cơ tim, có thể gây ra cơn đau tim, hoặc động mạch cung cấp cho não, có thể gây đột quỵ. Mức LDL (cholesterol xấu) cao, chứng béo phì và tình trạng kháng insulin cũng là những yếu tố quan trọng gây xơ vữa động mạch.
Nguyên nhân chính khiến triglyceride máu tăng cao xuất phát từ chế độ ăn sử dụng nhiều dầu, mỡ động vật, đồ chiên rán, uống bia rượu.
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của bản thân, người dân cần duy trì luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất béo và kiểm tra sức khỏe định kỳ để đánh giá chỉ số triglyceride.
Giảm trọng lượng cơ thể là yếu tố tiên quyết nếu bạn bị thừa cân hoặc béo phì. Mất 5-10% trọng lượng hiện tại có thể làm giảm nồng độ triglycerid 20%.
Trong lối sống hàng ngày, bác sĩ Bình khuyến cáo bạn hạn chế các chất béo, chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa. Có thể làm giảm triglyceride bằng cách tránh tiêu thụ chất béo không lành mạnh có trong thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa có nhiều chất béo, bơ và da gà; hạn chế tiêu thụ chất béo chuyển hóa có trong thức ăn nhanh và chiên xào.

Thời tiết nắng nóng, tắm đêm, tắm lạnh đột ngột có gây ra đột quỵ?

Trong tháng cao điểm của mùa hè, thời tiết nắng nóng kéo dài, công việc căng thẳng hoặc đặc thù công việc làm khuya đã có một số trường hợp đột quỵ xảy ra sau khi tắm đêm hoặc tắm lạnh đột ngột.

Đột quỵ (Stroke) hay tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Đây là một trong những bệnh lý thần kinh nguy hiểm và phổ biến nhất.

Các loại đột quỵ chính:

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Gây ra bởi tắc nghẽn động mạch, chiếm khoảng 85% trường hợp đột quỵ. Tuy nhiên bệnh có thể phòng tránh hiệu quả nếu thực hiện tốt các biện pháp dự phòng.

Đột quỵ do huyết khối: Tắc nghẽn do hình thành các cục máu đông hoặc do mảng bám tích tụ trong động mạch ở cổ hoặc não.

Đột quỵ do tắc mạch: Các cục máu đông hình thành ở đâu đó trong cơ thể, thường gặp nhất là tim. Sau đó, di chuyển đến não gây tắc nghẽn.

Đột quỵ do xuất huyết: Loại đột quỵ này gây ra bởi vết nứt trên bề mặt não hoặc động mạch não gây xuất huyết nguyên nhân có thể là do phình mạch, hệ thống mạch máu não bị dị dạng. Đột quỵ do xuất huyết chiếm khoảng 15% số ca đột quỵ.

Thiếu máu não thoáng qua (TIA): thường gọi là đột quỵ nhỏ bởi là những giai đoạn ngắn có triệu chứng của đột quỵ, kéo dài khoảng vài phút.

Nguyên nhân đột quỵ là gì?

Yếu tố có thể kiểm soát được:

+ Tăng huyết áp: Tạo điều kiện hình thành các cục máu đông, cản trở quá trình lưu thông máu lên não hay gây sức ép lên thành động mạch và dẫn đến xuất huyết não.

+ Hút thuốc: Khói thuốc gây tổn thương thành mạch máu, gia tăng xơ cứng động mạch và là nguyên nhân gây tăng huyết áp.

+ Hội chứng chuyển hóa: Ngày càng phổ biến trên toàn thế giới.

+ Bệnh tim mạch: Suy tim, rung tâm nhĩ, nhiễm trùng tim, rối loạn nhịp tim có nguy cơ đột quỵ cao.

+ Đái tháo đường.

+ Thiếu máu não thoáng qua.

Yếu tố không thể kiểm soát được

+ Tuổi tác: Độ tuổi nào cũng có nguy cơ đột quỵ tuy nhiên người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn, đặc biệt là sau tuổi 55.

+ Giới tính: Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với nữ giới.

+ Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp 2 lần so với người da trắng.

+ Tiền sử gia đình: Người có người thân từng bị đột quỵ hoặc mắc các bệnh lý nhồi máu cơ tim, thiếu máu não thoáng qua có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với người bình thường.

Đột quỵ có liên quan đến tắm đêm muộn hoặc tắm lạnh đột ngột?

Đang trong tháng cao điểm của mùa hè, thời tiết nắng nóng kéo dài, công việc căng thẳng hoặc đặc thù công việc làm khuya, đã có một số trường hợp đột quỵ xảy ra sau khi tắm đêm hoặc tắm lạnh đột ngột. Vậy đột quỵ và tắm lạnh vào ban đêm có liên quan với nhau không?

Về mặt dịch tễ học, cho thấy tỉ lệ bị đột quỵ thay đổi theo mùa. Tỷ lệ đột quỵ vào mùa đông cao hơn so với mùa hè. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ phổ biến hơn vào mùa đông và đột quỵ xuất huyết phổ biến hơn vào mùa xuân. Tiên lượng xấu với những bệnh nhân bị đột quỵ vào mùa đông. Tỷ lệ tử vong cho thấy sự thay đổi theo mùa với đỉnh điểm vào mùa đông.

Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí dịch tễ học lâm sàng cũng cho thấy nhiệt độ giảm 5°C có liên quan đến việc tăng 7% số người nhập viện vì đột quỵ. Các tác giả cho rằng tỷ lệ đột quỵ cao là do thay đổi thành phần lipid, huyết áp và đông máu trong mùa đông. Tuy nhiên khi tắm lạnh và đặc biệt là tắm đêm do thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể ảnh hưởng gián tiếp đến các yếu tố nguy cơ như Tăng huyết áp, Đái tháo đường, xơ vữa mạch máu… và đó là các nguyên nhân gây ra đột quỵ não.

Về mặt sinh lý bệnh, sự hoạt hóa của hệ thần kinh giao cảm và sự bài tiết catecholamine tăng lên khi phản ứng với nhiệt độ lạnh, có thể dẫn đến tăng huyết áp, tăng gánh nặng cho tim do tăng nhịp tim và sức cản mạch ngoại vi.

Hơn nữa, trong quá trình tắm đêm ngâm nước lạnh, nhiệt độ da giảm gây ra phản ứng hô hấp mạnh mẽ, được gọi là “sốc lạnh”, bao gồm thở hổn hển, tăng thông khí, giảm CO2, nhịp tim nhanh, co mạch ngoại vi và tăng huyết áp. Những phản ứng hô hấp này và những thay đổi sau tắm đêm trong lưu lượng máu não có thể dẫn đến chấn thương thần kinh, đột quỵ não.

Như vậy tắm đêm muộn, hay tắm quá lạnh vào ban đêm tuy không phải là nguyên nhân gây đột quỵ nhưng là các yếu tố thúc đẩy làm các yếu tố nguy cơ đột quỵ nặng hơn đo đó đột quỵ dễ xảy ra đặc biệt người cao tuổi, người có nhiều bệnh nền.

Điều trị đột quỵ như thế nào

Thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào chết càng nhiều, khả năng vận động và tư duy của cơ thể càng bị ảnh hưởng, thậm chí có thể tử vong. Vì vậy, người bị đột quỵ cần được cấp cứu y tế, chẩn đoán và điều trị ngay lập tức.

Thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ: Thời gian vàng được hiểu là thời gian tốt nhất để cấp cứu điều trị bệnh nhân đột quỵ, có tỷ lệ phục hồi cao và biến chứng thấp nhất.

+ Từ 3 đến 4,5 giờ đối với nhồi máu não dùng thuốc tan máu đông.

+ Trong vòng 6 giờ đối với nhồi máu não can thiệp lấy huyết khối.

Tùy theo tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các can thiệp y học cần thiết để cứu sống bệnh nhân và hạn chế tàn tật sau hồi phục. Bệnh nhân đột quỵ cần được thăm khám, chẩn đoán và điều trị nhanh nhất, tránh lỡ thời gian vàng khiến tổn thương não nặng, hiệu quả can thiệp kém dẫn đến tai biến sau can thiệp cao.

Vì đột quỵ não phần lớn không có dấu hiệu báo trước và diễn biến bất ngờ nên khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như đột ngột méo miệng, nói khó, yếu tay chân, chóng mặt…bệnh nhân cần được đưa đến viện càng sớm càng tốt. Vì các biện pháp cấp cứu tốt nhất được thực hiện trong 3,5 – 4h đầu sau khi khởi phát “giờ vàng trong đột quỵ”.

BSCKI Bùi Thị Thu Hà (Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ)

Hành trình phá án: Bí ẩn thi thể có 4 'lỗ thủng' bị vứt ven đường

Lợi dụng đêm tối và khu vực vắng người, hung thủ đã dùng dao để sát hại nạn nhân rồi cướp xe đi. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Bi an thi the co 4 'lo thung' bi vut ven duong

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 5h30 sáng 11/6/2018, một người dân dậy sớm đi men theo con đường thuộc xóm Mới (thôn Đoài, xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà, Hải Dương). Khi đến khu vực bãi xe container, họ sững người khi phát hiện 1 thi thể nằm sát mép đường, xung quanh máu còn vương vãi.

Hanh trinh pha an: Bi an thi the co 4 'lo thung' bi vut ven duong-Hinh-2
Tiếp nhận thông tin, Công an huyện Thanh Hà đã lập tức xuống hiện trường đồng thời báo lên Công an tỉnh Hải Dương. Các cán bộ kỹ thuật hình sự là người đầu tiên tiếp cận với thi thể trên. Đây là thi thể nam giới, đã tử vong trước đó nhiều giờ. Trên người nạn nhân có tổng cộng 4 vết thương, trong đó có một vết cắt sâu ở cổ, 2 vết đâm tại cổ, ngực và một vết đâm sau lưng. Nạn nhân được xác định tử vong do mất máu cấp.

Hành trình phá án: “Phi công trẻ” sát hại người tình vì đòi chia tay

Thấy Hà đòi chia tay, xin gặp cũng không được nên Tú đã ra tay sát hại nạn nhân dã man. Vụ án này được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: “Phi cong tre” sat hai nguoi tinh vi doi chia tay

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 22h30 ngày 11/10/2016, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Ninh Bình nhận được thông tin về việc chị Vũ Thị Ngọc Hà (SN 1985) đã li hôn chồng, hiện đang sinh sống cùng 2 cậu con trai (SN 2007 và 2013) ở phố Phúc Khánh, phường Ninh Sơn (TP Ninh Bình) chết tại phòng ngủ với nhiều vết thương chết người.

Hanh trinh pha an: “Phi cong tre” sat hai nguoi tinh vi doi chia tay-Hinh-2

Trước tính chất nghiêm trọng của vụ án, Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình trực tiếp chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Ninh Bình và Phòng kỹ thuật hình sự khẩn trương đến nhà nạn nhân.