Thứ này rẻ tiền được ví như "hạt trường sinh" nhưng bị xem thường, giàu omega-3 hơn cá hồi, bà bầu nên ăn thường xuyên

Loại hạt này từ lâu đã gắn bó với đời sống người nông dân như một nguồn dinh dưỡng quen thuộc, rẻ tiền mà bổ dưỡng. Đây còn được xem là thực phẩm vàng dành cho phụ nữ mang thai.

Lạc còn gọi là đậu phộng, là một loại cây trồng quen thuộc với người nông dân Việt Nam. Từ lâu, hạt lạc đã gắn liền với hình ảnh người nông thôn chân chất, bữa cơm đạm bạc và những ngày tháng khó khăn. Bởi vậy, nhiều người vẫn gọi vui lạc là “hạt của người nghèo”. 

Theo tìm hiểu, lạc thuộc họ đậu (Fabaceae), là loại cây thân thảo có nguồn gốc từ Nam Mỹ, du nhập vào Việt Nam từ hàng trăm năm trước. Lạc là cây trồng đặc biệt ở chỗ: hoa mọc trên cành nhưng sau khi thụ phấn, cuống hoa sẽ vươn xuống và chui vào đất để kết trái, chính vì thế lạc còn được gọi là “cây đẻ con dưới đất”.

Hạt lạc có lớp vỏ cứng màu nâu nhạt hoặc đỏ, bên trong là nhân màu trắng hoặc hơi ngà. Nhân lạc chứa hàm lượng lớn chất béo (chủ yếu là chất béo không bão hòa), protein, vitamin E, vitamin B, chất xơ và các khoáng chất như sắt, magie, kẽm... Nhờ đó, lạc không chỉ giúp cung cấp năng lượng mà còn hỗ trợ sức khỏe tim mạch, tiêu hóa và làm đẹp da.

Ở Việt Nam, lạc được trồng phổ biến ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và một số vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vụ chính thường bắt đầu vào mùa đông xuân (tháng 11–12), thu hoạch sau 3–4 tháng gieo trồng. Vụ hè thu thì gieo vào tháng 5–6, thu hoạch vào tháng 8–9.

Giá lạc dao động tùy theo thời điểm và chủng loại. Thông thường, lạc tươi bán tại ruộng có giá khoảng 10.000–15.000 đồng/kg, lạc khô có thể lên đến 25.000–35.000 đồng/kg. Với những giống lạc cao sản hoặc lạc đặc sản (như lạc đỏ Nghệ An, lạc thơm Quảng Bình, lạc củ to Tây Nguyên) giá bán còn cao hơn. Ngoài bán hạt khô, lạc còn được chế biến thành nhiều sản phẩm giá trị như dầu lạc, bơ lạc, muối lạc, kẹo lạc...

Hạt lạc chứa chất béo, protein, đường, vitamin A, B6, E và khoáng chất phốt pho, canxi, sắt và các chất dinh dưỡng khác. Nó có thể cung cấp lecithin, axit amin, axit béo không bão hòa, carotene và choline cần thiết cho cơ thể.

Không chỉ thế, các chuyên gia còn cho biết, hạt lạc có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch như huyết áp cao, bệnh tim, xuất huyết não… và có thể ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol trong mạch máu và gây xơ cứng động mạch, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể và giúp bạn sống thọ hơn.

Bà bầu ăn hạt lạc được không?

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng, trong 100g hạt lạc có chứa khoảng 567 calo, chủ yếu gồm protein, canxi, chất béo không bão hòa, folate, magie… Những thành phần này mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, điển hình như:

Ổn định đường huyết trong 3 tháng đầu thai kỳ

 Hạt lạc chứa kali, vitamin B1 và lipid (chất béo không bão hòa) có tác dụng duy trì ổn định lượng insulin trong máu, kiểm soát cholesterol, hạn chế tăng đường huyết – một trong những nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ. Đồng thời, những chất này còn giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn.

Giảm nồng độ muối

Hạt lạc có vị hơi mặn tự nhiên nhưng hàm lượng muối thực tế lại không cao, rất phù hợp với mẹ bầu thích ăn mặn nhưng cần kiểm soát lượng natri nạp vào cơ thể.

Bổ sung năng lượng hiệu quả

Với mẹ bầu bị thiếu cân, hạt lạc luộc là một lựa chọn tuyệt vời giúp tăng cân an toàn. Hạt lạc vừa ngon miệng, dễ ăn lại giàu calo và protein – rất tốt để đạt mức cân nặng hợp lý trong thai kỳ.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Trong thời gian mang thai, nhiều mẹ thường gặp phải tình trạng táo bón. Bổ sung hạt lạc – loại hạt giàu chất xơ – sẽ hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi và giúp đường ruột hoạt động trơn tru hơn.

Ngăn ngừa dị tật thai nhi

Hạt lạc là nguồn cung cấp folate và protein dồi dào – hai dưỡng chất rất quan trọng giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi, đặc biệt là các dị tật liên quan đến não và tủy sống.

Những lưu ý khi mẹ bầu ăn hạt lạc

Dù hạt lạc giàu dưỡng chất và có nhiều lợi ích, không phải mẹ bầu nào cũng phù hợp để ăn loại hạt này. Việc bà bầu ăn hạt lạc có an toàn hay không còn phụ thuộc vào cơ địa từng người. Một số điều cần đặc biệt lưu ý như sau:

- Dừng ăn ngay khi có dấu hiệu bất thường: Nếu sau khi ăn hạt lạc, mẹ bầu cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, cồn cào hay có biểu hiện bất thường, cần ngưng sử dụng ngay. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị dị ứng hoặc nhạy cảm với hạt lạc.

- Tránh ăn nếu có tiền sử dị ứng: Những mẹ bầu từng bị dị ứng với hạt lạc hoặc các loại thực phẩm có nguồn gốc từ lạc nên tuyệt đối tránh xa để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

- Hạn chế nếu đang cần kiểm soát cân nặng: Hạt lạc có hàm lượng calo cao, vì vậy nếu mẹ bầu đang trong chế độ giảm cân hoặc kiểm soát vóc dáng, nên ăn với lượng vừa phải.

- Không ăn lạc chiên rán: Mẹ bầu không nên dùng hạt lạc đã chiên, rang với nhiều dầu mỡ, vì trong quá trình chế biến có thể sinh ra các hợp chất aldehyde không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và em bé.

Bạn có thể quan tâm