Thót tim truy bắt rắn hổ chúa dài 4 m trong ống cống

Các thành viên tổ chức cứu hộ động vật tại miền Nam Thái Lan mất cả tiếng mới bắt được con rắn hổ mang chúa dài hơn 4 m. Đây là một trong những con rắn lớn nhất mà họ từng bắt được.

Theo hãng tin AFP, con rắn hổ mang chúa được phát hiện tại một khu dân cư ở Krabi, miền Nam Thái Lan, vào ngày 13/10.
Nhân viên bảo vệ khu nhà đã gọi điện cho cơ quan cứu hộ động vật địa phương, Quỹ Krabi Pitakpracha, đến hỗ trợ.
Thot tim truy bat ran ho chua dai 4 m trong ong cong
 Con rắn hổ chúa dài 4 m, nặng 15 kg và là con rắn lớn thứ 3 mà Quỹ Krabi Pitakpracha từng bắt được. Ảnh: AFP.
Hình ảnh do tổ chức này chia sẻ cho thấy con rắn tìm cách trốn vào một ống cống nước ngập qua mắt cá nhân.
Con vật vùng vẫy dữ tợn khi bị tóm lấy đuôi. Một thành viên đội cứu hộ phải nương theo và chui vào đường ống tìm cách lôi con rắn trở ra.
Phải mất gần 1 tiếng đồng hồ, người bảo vệ cùng 7 thành viên nhóm cứu hộ với vây bắt và khống chế thành công con rắn hổ.
Thot tim truy bat ran ho chua dai 4 m trong ong cong-Hinh-2
Nhân viên cứu hộ động vật tìm cách lôi con rắn hổ dài 4 m khỏi ống cống. Ảnh: AFP. 
Kritkamon Kanghae, nhân viên bảo vệ 26 tuổi, cho biết khu dân cư được xây trên vùng đất trước kia là rừng rậm.
Theo lời Kritkamon, con rắn hổ chúa dài hơn 4 m và nặng gần 15 kg. Đây là con rắn lớn thứ ba mà các nhân viên bảo vệ khu này từng phát hiện.
Các thành viên tổ chức Krabi Pitakpracha đã mang thả con rắn hổ về khu vực hoang dã.
Thot tim truy bat ran ho chua dai 4 m trong ong cong-Hinh-3
 Các nhân viên cứu hộ động vật ở Krabi đưa con rắn hổ chúa ra khỏi cống thoát nước. Ảnh: AFP.
Hiện tượng rắn bò vào khu vực người sinh sống không phải là hiếm tại Thái Lan.
Không chỉ tại Krabi, thủ đô Bangkok cũng đau đầu với tình trạng này. Lực lượng cứu hỏa thường xuyên nhận các cuộc gọi cầu cứu khi người dân được rắn "ghé thăm" nhà.
Giới chức nhiều địa phương cũng không muốn mạnh tay xử lý loài bò sát này vì muốn ngăn chuột sinh sôi và phá hoại mùa màng.

Kỳ thú loài linh dương lạ và quý, chỉ "nghiện" ăn chay

(Kiến Thức) - Linh dương Bongo có lẽ là loài động vật vừa lạ vừa quý mà có thể bạn chưa bao giờ nghe đến. Đây là loài linh dương vằn lớn nhất thế giới nhưng lại khá nhút nhát và dễ sợ hãi. Đặc biệt, chúng chỉ ăn chay!

Ky thu loai linh duong la va quy, chi
 Linh dương Bongo có tên khoa học là Tragelaphus eurycerus. Loài linh dương này thường sống đơn độc, kiếm ăn và di chuyển một mình. Ảnh: wikimedia.
Ky thu loai linh duong la va quy, chi
 Linh dương Bongo có một màu lông độc đáo, thích nghi với môi trường rừng nó sinh sống. Con đực nặng từ 250kg - 450kg, con cái nặng từ 210kg - 240kg. Ảnh: wikimedia.
Ky thu loai linh duong la va quy, chi
 Linh dương Bongo là loài động vật ăn chay. Chúng chỉ ăn cỏ mà thôi. Ảnh: wikimedia.
Ky thu loai linh duong la va quy, chi
 Linh dương Bongo là loài linh dương vằn lớn nhất thế giới nhưng lại khá nhút nhát và dễ sợ hãi. Ảnh: wikimedia.
Ky thu loai linh duong la va quy, chi
 Linh dương Bongo còn sở hữu đôi sừng xoắn ốc rất đặc biệt. Ảnh: wikimedia.
Ky thu loai linh duong la va quy, chi
 Linh dương Bongo hiện đang được xếp vào nhóm sắp bị đe dọa trong Sách Đỏ IUCN, với số lượng cá thể đang trên đà suy giảm là 30.000. Ảnh: khoahoc.
Ky thu loai linh duong la va quy, chi
 Linh dương Bongo là loài đặc hữu của miền trung và miền tây châu Phi. Ảnh: khoahoc.

Mời quý vị xem video: Những trận chiến động vật ly kỳ và hấp dẫn

Hóa ra đây là cách cây cần sa “tổng hợp” các chất giảm đau

Việc các nhà khoa học Canada trong phòng thí nghiệm phát hiện ra cách thức cây cần sa tạo ra các hợp chất có tác dụng giảm đau sẽ giúp sản xuất cannflavin - chất giảm đau - có tác dụng chống viêm mạnh hơn 30 lần so với aspirin.

Theo sciencedirect.com, cây cần sa được nhân loại biết đến đã 5 thế kỷ qua. Và từ lâu, con người tìm thấy trong loài cây này những chất có tác dụng giảm đau. Nhưng chỉ bây giờ, các nhà khoa học mới biết cách chất giảm đau được cây tổng hợp như thế nào.
Ban đầu, chất chiết xuất cần sa được sử dụng làm thuốc vì khả năng làm dịu cơn đau, còn các sợi thực vật được đánh giá cao về độ bền. Mãi về sau, các hợp chất có trong cần sa mới được phát hiện có đặc tính hướng thần.

Hổ mang chúa "kiêu hãnh" chết thảm dưới vuốt chúa tể bầu trời

(Kiến Thức) - Vốn xưng vương xưng bá trong thế giới loài rắn, mắt thấy đại bàng áp sát, rắn hổ mang chúa không hề sợ hãi chạy trốn. Ngược lại, nó sẵn sàng nghênh chiến. 

Ho mang chua
 Mới đây, tại vùng hoang dã thuộc Chennai, bang Tamil Nadu, Ấn Độ, nhiếp ảnh gia hoang dã Karthik Ramamurthy ghi được những hình ảnh vô cùng ấn tượng về trận tử chiến của đại bàng và rắn hổ mang chúa