Nước mía chứa nhiều đường tự nhiên như glucose và fructose, giúp bổ sung năng lượng nhanh chóng cho cơ thể. Bên cạnh đó, thức uống này còn giàu vitamin và khoáng chất như sắt, kali, canxi, magiê và chất chống oxy hóa. Nhờ đó, nước mía không chỉ giúp làm mát cơ thể, mà còn có tác dụng làm đẹp da, hỗ trợ tiêu hóa, giải độc gan và tăng cường miễn dịch.
Đặc biệt, với tính kiềm nhẹ, nước mía còn giúp trung hòa axit dạ dày, giảm cảm giác nóng rát, đầy hơi – rất phù hợp với người có vấn đề về tiêu hóa.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích mà nước mía mang lại, việc uống đúng thời điểm là yếu tố quan trọng không nên bỏ qua.
Buổi sáng sau bữa ăn khoảng 1–2 tiếng
Uống nước mía vào buổi sáng giúp tăng năng lượng, làm mát cơ thể và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Lúc này, dạ dày không còn trống rỗng nên việc hấp thu đường tự nhiên từ nước mía sẽ ổn định, không gây tăng đường huyết đột ngột.
Buổi chiều, khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi
Khoảng giữa buổi chiều là thời điểm nhiều người rơi vào trạng thái uể oải, thiếu tập trung. Một ly nước mía lúc này giúp bổ sung glucose tự nhiên, cải thiện tinh thần, giảm mệt mỏi và tăng hiệu suất làm việc.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Sau khi vận động nhẹ hoặc đi ngoài nắng
Nước mía có tính mát, giúp bù nước, bổ sung khoáng chất và làm dịu nhiệt trong cơ thể. Tuy nhiên, sau khi vận động mạnh hoặc đổ nhiều mồ hôi, nên uống từ từ và không dùng quá lạnh để tránh gây “sốc nhiệt”.
Ai nên hạn chế uống nước mía
Người già và trẻ em dưới 4 tuổi: do hàm lượng đường cao, nước mía không phù hợp cho người già và trẻ em dưới 4 tuổi.
Người béo phì và mắc bệnh tiểu đường: nước mía chứa nhiều đường, nếu uống quá nhiều có thể làm tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, nếu dùng trong chừng mực, những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể nhận được một số tác dụng của nước mía.
Người bị bệnh dạ dày, tá tràng: nước mía có tính lạnh, có thể gây rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là đối với những người có tỳ vị hư yếu, hay cảm giác đầy bụng, đi lỏng.
Người bị sỏi thận: mặc dù nước mía có tác dụng thanh lọc thận, nhưng với những người đang mắc bệnh sỏi thận, việc uống quá nhiều nước mía có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận.