Hiểm họa tiềm ẩn từ hoa quả ngâm hóa chất

Hóa chất sử dụng trong nông nghiệp nếu không đúng liều lượng, thời điểm, hoặc dùng sai mục đích đều có thể trở thành độc tố đối với con người.

Đằng sau những loại trái cây bắt mắt, tươi lâu một cách bất thường là cả một chuỗi nguy cơ tiềm ẩn mà người tiêu dùng khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Tác hại khi sử dụng hoa quả ngâm hóa chất

Áp lực cạnh tranh trên thị trường khiến nhiều nhà buôn, người trồng trọt lựa chọn con đường nhanh chóng nhưng nguy hiểm: Sử dụng hóa chất để thúc chín, tăng độ bóng, giữ độ tươi lâu cho hoa quả. Một số loại hóa chất thường được sử dụng là ethylene, carbide (đá vôi nung), 2,4-D, thuốc bảo quản gốc clo hoặc sulfur, thậm chí là thuốc trừ sâu tồn dư vượt mức cho phép.

qua-1.jpg
Ảnh minh hoạ/ Nguồn: Internet

Hóa chất sử dụng trong nông nghiệp nếu không đúng liều lượng, thời điểm, hoặc dùng sai mục đích đều có thể trở thành độc tố đối với con người. Việc tiêu thụ thường xuyên hoa quả có tồn dư hóa chất độc hại có thể gây ra:

Ngộ độc cấp tính: Biểu hiện qua các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, thậm chí co giật hoặc tử vong nếu tiếp xúc với lượng lớn.

Rối loạn nội tiết và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản: Nhiều hóa chất có khả năng phá vỡ cân bằng nội tiết, gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển, đặc biệt ở trẻ em.

Ung thư: Theo nhiều nghiên cứu, việc tích lũy lâu dài các hóa chất bảo quản trái phép có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan, phổi, dạ dày, v.v.

Tác động đến hệ thần kinh và tim mạch: Một số chất như carbide có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương nếu bị phơi nhiễm trong thời gian dài.

Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe?

Người tiêu dùng nên lựa chọn mua hoa quả ở những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, ưu tiên sản phẩm có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ… Đồng thời, nên ngâm rửa kỹ trái cây bằng nước muối loãng hoặc dung dịch rửa rau củ chuyên dụng trước khi sử dụng.

Các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường kiểm tra, giám sát, xử phạt nghiêm minh những cơ sở buôn bán, sản xuất sử dụng hóa chất trái phép. Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để người dân hiểu được tác hại của việc sử dụng và tiêu thụ hoa quả chứa hóa chất độc hại.

Người trồng trọt cần được hướng dẫn và hỗ trợ trong việc chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp sạch, bền vững, giảm phụ thuộc vào hóa chất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Vụ 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất ở Nghệ An: Người tiêu dùng hoang mang

3.500 tấn giá đỗ “ngậm” hoá chất được các đối tượng sản xuất bán ra thị trường, khiến dư luận phẫn nộ, người tiêu dùng hoang mang.

Theo cơ quan điều tra, từ tháng 6/2024 tới thời điểm bị phát hiện, 4 cơ sở sản xuất giá đỗ tại TP Vinh, Nghệ An đã bán ra thị trường khoảng 3.500 tấn giá đỗ. Điều đáng sợ là các cơ sở này đã sử dụng "nước kẹo" – một loại hóa chất độc hại để sản xuất giá đỗ khiến người tiêu dùng hoang mang.
Giá đỗ ngâm hóa chất tiêu thụ ở đâu?

Dùng hộp xốp không đúng cách có thể bị nhiễm độc hoá chất

Hộp xốp được sử dụng phổ biến để bảo quản thực phẩm nhưng tiềm ẩn nguy cơ thôi nhiễm hóa chất nếu dùng không đúng cách.

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có hướng dẫn bảo đảm an toàn thực phẩm trong sử dụng hộp xốp chứa đựng, bảo quản thực phẩm.