Thầy hiệu trưởng lái xe xuyên đêm đưa trẻ sốt cao đi cấp cứu

Nhận tin nhiều trẻ bị sốt cao, thầy hiệu trưởng lái ô tô xuyên đêm, vượt qua các cung đường ngoằn ngoèo để đưa các em từ điểm trường vùng cao tỉnh Quảng Nam xuống bệnh viện cấp cứu.

Sáng 7/3, mạng xã hội lan truyền thông tin về việc một thầy hiệu trưởng trường tiểu học tại huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) lái xe xuyên đêm, kịp thời đưa 4 trẻ em sốt cao, nguy cơ chuyển biến nặng xuống TP Tam Kỳ cấp cứu kịp thời khiến nhiều người cảm động.
Theo báo Giao thông, thầy Lê Huy Phương, Hiệu trưởng Trường phổ thông bán trú tiểu học xã Trà Dơn cho biết, khoảng 1h sáng 7/3, nhận tin có 4 trẻ trên địa bàn sốt cao, chuyển biến nặng đang nằm tại Trạm y tế xã Trà Dơn cần chuyển viện để cấp cứu gấp. Trong các trẻ bị sốt có 1 trẻ 9 tháng tuổi, một trẻ 2 tuổi, một trẻ 7 tuổi và một học sinh lớp 3 điểm trường Nóc Ông Bình.
Thay hieu truong lai xe xuyen dem dua tre sot cao di cap cuu
Cả 4 em đã được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Tam Kỳ. 
Sau hơn 3 tiếng đồng hồ vượt qua các cung đường ngoằn ngoèo, các em đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Thầy Phương cho hay, nhiều tuần qua có rất nhiều trẻ và học sinh các điểm trường ở Trà Dơn đau ốm, sốt cao.
Hiện nhân viên y tế, thầy cô giáo đã nỗ lực tuyên truyền, kịp thời phát hiện các tình trạng trẻ sốt để đưa đi cấp cứu sớm nhất.

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam), thời gian qua ở huyện liên tiếp ghi nhận các trường hợp trẻ bị sốt cao nghi sốt phát ban, sởi. 

Hiện tại, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tiến hành điều tra, lập danh sách trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ vắc xin chứa thành phần sởi. Tại trường học, trạm y tế phối hợp với các trường thực hiện thống kê, đăng ký học sinh theo độ tuổi, lớp...

Song song đó, các địa phương tiến hành điều tra tại cộng đồng với sự hỗ trợ của y tế thôn bản, cộng tác viên dân số... Đặc biệt, danh sách điều tra tại cộng đồng bao gồm cả trẻ em vãng lai.

Nhiều trẻ nhỏ ở Hà Nội co giật, viêm não vì cúm

Trẻ mắc cúm A nếu không hạ sốt kịp thời có nguy cơ lên cơn co giật. Một số bệnh nhi có thể gặp biến chứng viêm phổi, viêm não.

Mới đây, bé N.T.L (6 tuổi, trú tại Hà Nội) được gia đình đưa vào một phòng khám tư tại Thanh Xuân (Hà Nội) với triệu chứng sốt cao, đột ngột co giật, mất ý thức, tím môi, tím tay chân. 

Tại phòng khám, các bác sĩ phát hiện trẻ sốt cao 40 độ, co giật. Tình trạng của bệnh nhi đã được xử lý bằng cắt co giật và hạ sốt đường tĩnh mạch. Kết quả cận lâm sàng cho thấy trẻ bị viêm phế quản phổi do cúm A.
Nhieu tre nho o Ha Noi co giat, viem nao vi cum
 Bệnh nhân cúm A điều trị tại Hà Nội. Ảnh: Đặng Thanh
Trao đổi với VietNamNet ngày 11/2, Tiến sĩ Đỗ Thị Thúy Nga, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội, cho biết trong 4 tháng qua, bệnh viện ghi nhận khoảng 1.500 bca mắc cúm đến khám và điều trị. Trong 2 tháng gần đây có xu hướng nhiều hơn.

“Hiện bệnh nhân vào viện liên tục, trung bình khoảng 10-15 bệnh nhân nội trú/ngày. Riêng số khám khoảng 40 ca”, bác sĩ Nga cho biết.

Là người có kinh nghiệm 20 năm trong ngành Truyền nhiễm, theo nhận định của Tiến sĩ Nga, số lượng bệnh nhân cúm không tăng quá đột biến, chỉ gia tăng cục bộ vì đây là cúm mùa.

Trong số các trường hợp nhập viện, chủ yếu bệnh nhân gặp hai tình trạng gồm biến chứng viêm phổi hoặc co giật do sốt cao trong giai đoạn đầu khởi phát. Ngoài ra, một số ít ca có biến chứng nặng hơn là viêm não, kể cả trẻ lớn (hơn 10 tuổi).

Điển hình là trường hợp bé trai 12 tuổi ở Thanh Oai, Hà Nội. Nhiều thành viên trong gia đình có triệu chứng sốt, đau đầu, riêng em gái bệnh nhân qua xét nghiệm xác định bị cúm nhưng tự điều trị.

Trẻ khởi phát triệu chứng sốt, đau đầu từ đầu tháng 2. Trong 2-3 ngày đầu, gia đình nghĩ con chỉ bị cúm “xoàng” nên chỉ cho dùng thuốc hạ sốt. Bệnh nhi có đáp ứng với thuốc nên không đi viện khám. Tuy nhiên, đến ngày thứ 3, trẻ có tình trạng đau đầu, nôn, xuất hiện cơn co giật, lơ mơ, gia đình vội đưa con vào Bệnh viện Nhi Hà Nội cấp cứu.

“Bệnh nhân được chụp phim sọ não, chọc dịch não tủy, làm các xét nghiệm tìm căn nguyên, xác định dương tính virus cúm, dịch não tủy biến đổi theo hướng viêm não”, bác sĩ Nga cho biết. Sau 7 ngày điều trị, trẻ được ra viện.

Thông thường, nguy cơ biến chứng do cúm xảy ra vào ngày thứ 3-5 từ khi có triệu chứng, một số trường hợp sớm có thể có biến chứng từ ngày thứ 2. Viêm não không phải là biến chứng nặng nhất của cúm. Theo kinh nghiệm của bác sĩ Nga, trong những đợt dịch cúm trước đây, không ít bệnh nhân viêm não do cúm đã tử vong.

“Năm nay, dù chưa thực hiện giải trình tự hết tất cả bệnh nhân cúm, chỉ thực hiện một số trường hợp nhưng sơ bộ bệnh viện chưa ghi nhận chủng cúm mới quá đặc biệt, chủ yếu là A/H1N1 và A/H3N2, ghi nhận số ít ca mắc cúm B”, bác sĩ Nga cho hay.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Đặng Thị Thúy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường xảy ra vào mùa đông - xuân và khi giao mùa (hay còn gọi cúm mùa). Cúm A có thể gây ra bởi các chủng như H1N1, H2N3, H7N9… Bệnh lây lan qua đường hô hấp từ các hạt bụi nước, giọt bắn li ti dính virus khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc với các đồ vật, bề mặt nhiễm virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng…

Trẻ nhiễm cúm A thường sốt cao 39-40 độ C, da mắt sưng huyết, họng sưng huyết, đỏ toàn bộ, trẻ mệt mỏi, ăn kém, quấy khóc, nhiều trường hợp nặng có cảm giác khó thở, viêm phổi, viêm tiểu phế quản… 

Khi trẻ sốt cao có thể lên cơn co giật. Để phòng tình trạng này, cha mẹ nên đo nhiệt độ 1 giờ/lần cho con. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, cần hạ sốt bằng paracetamol theo đúng liều lượng. Kết hợp lau mát bằng khăn ấm ở vùng trán, cổ, nách, bẹn để hỗ trợ hạ nhiệt.

Khi trẻ có biểu hiện của sốt cao và viêm long đường hô hấp, cha mẹ cần cho con đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán bệnh và tư vấn điều trị phù hợp với tình trạng của từng trẻ. Những trường hợp có biểu hiện của biến chứng viêm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản sẽ có chỉ định nhập viện điều trị. 

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Kiến Ngãi, Trưởng khoa Dự Phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, cho biết trung bình mỗi ngày có 150 bệnh nhi. Theo đó, số bệnh nhân cúm có dấu hiệu gia tăng từ tháng 12/2024. Từ tháng 1/2025, số lượng tăng cao, đến nay vẫn duy trì từ 100-150 bệnh nhân dương tính với cúm mỗi ngày. Tuy nhiên, số bệnh nhân có chỉ định nhập viện chiếm 10%. Cao điểm bệnh nhân phải nhập viện khoảng 15 trường hợp/ngày, ở tất cả các độ tuổi.

“Không quá nhiều trường hợp diễn biến nặng, có bệnh nhân phải chuyển lên khu hồi sức tích cực, chủ yếu là chưa tiêm vắc xin, có bệnh nền”, bác sĩ Ngãi cho biết.  

Cứu sống bé 12 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ não

Bé trai 12 tuổi bị đột quỵ não nguy kịch vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cấp cứu thành công.

Ngày 6/3, theo tin từ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, tại đây vừa can thiệp, cấp cứu thành công bệnh nhi 12 tuổi bị đột quỵ não.

Bé trai 12 tuổi sống tại Ba Vì (Hà Nội) được bệnh viện tuyến dưới chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) ngày 5/3 trong tình trạng hôn mê, Glasgow 6 điểm. Bệnh nhi có tiền sử khỏe mạnh, không có dấu hiệu bất thường.

Theo báo Hà Nội Mới, gia đình bệnh nhi cho biết, bé đang chơi thì bị đau đầu. Ban đầu, gia đình tưởng rằng, bé bị cảm liền đưa đến bệnh viện tuyến huyện. Tại đây, bác sĩ nghi ngờ bệnh nhi bị đột quỵ và chuyển thẳng đến Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.

Cuu song be 12 tuoi o Ha Noi bi dot quy nao

Người bố chăm sóc bệnh nhi đang hồi sức. Ảnh: Thúy Quỳnh

Tại bệnh viện, bệnh nhi được chụp cắt lớp vi tính, tiêm thuốc cản quang và được chẩn đoán có khối máu tụ lớn ở nhô mu thủy chẩm, lan rộng trong hệ thống não thất hai bên, do vỡ khối dị dạng mạch máu. Ngay lập tức, các bác sĩ đã can thiệp mạch.

Sau 2 giờ đồng hồ, ca can thiệp thành công, bệnh nhi sức khỏe ổn định, được nút thắt hoàn toàn khối dị dạng mạch máu.

Điều đáng nói, thời điểm gần đây, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị đột quỵ với biến chứng nặng.

Tử vong do đột quỵ chiếm thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư. Theo công bố của Hội Đột quỵ Hoa Kỳ, cứ 10 bệnh nhân bị đột quỵ chỉ có 3 người có thể quay lại công việc trước đó. Ở Việt Nam mỗi năm có trên 200.000 trường hợp đột quỵ và ngày càng trẻ hóa, để lại di chứng rất nặng nề như: Liệt, các rối loạn về nhận thức, giao tiếp, sinh hoạt…

Đặc biệt, có khoảng 20% trong số các ca bệnh này tử vong do phát hiện trễ, điều trị muộn, xử lý không đúng quy trình. Khác với người lớn, đột quỵ ở trẻ đa phần là do bẩm sinh. Chính vì vậy, rất khó phòng, ngừa bệnh lý đột quỵ ở trẻ em.

Theo các chuyên gia y tế, nếu như nguyên nhân gây đột quỵ ở người lớn chủ yếu liên quan đến xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim như rung nhĩ, tăng huyết áp, tiểu đường, thì ở trẻ em, thường liên quan đến các bệnh lý về tim mạch, mạch máu, hay gặp như bệnh lý bóc tách động mạch, dị dạng động mạch, viêm động mạch. Ngoài ra, còn có các bệnh lý về máu, có thể dẫn đến tình trạng tăng đông hoặc giảm đông máu, thậm chí liên quan đến gen… là những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng đột quỵ ở trẻ em.

Theo BS. Khổng Hữu Phú – Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, bệnh nhân S. là một trong rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ khi tuổi vẫn còn trẻ. Từ đầu năm 2025, Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận hơn 10 ca đột quỵ ở người trẻ, bao gồm cả nhồi máu não và chảy máu não...

Trước đây, đột quỵ thường được xem là bệnh của người lớn tuổi, nhưng hiện nay, tỷ lệ người trẻ mắc đột quỵ đang gia tăng một cách đáng báo động. Nguyên nhân chính đến từ lối sống thiếu lành mạnh như: Căng thẳng kéo dài, chế độ ăn uống không khoa học, lạm dụng rượu bia, thuốc lá và ít vận động. Ngoài ra, các bệnh lý nền như cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu cũng là yếu tố nguy cơ đáng lo ngại.

Qua đây, bác sĩ khuyến cáo, khi có các dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ như: Yếu liệt nửa người, méo miệng, nói khó hoặc không nói được, chóng mặt, mất thăng bằng đột ngột, đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân,… cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có chuyên môn về đột quỵ ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời.

Bên cạnh đó, người trẻ cần lưu ý duy trì lối sống khoa học, hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng kéo dài, ăn nhiều rau củ quả và trái cây, không dùng thực phẩm nhiều dầu mỡ, cholesterol và chất béo; Giảm hoặc không uống rượu, bia, đồ uống có cồn,… Đồng thời, tạo dựng thói quen nói không với các chất kích thích, thường xuyên tập thể dục thể thao, khám và điều trị các bệnh lý liên quan như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường…

Cảnh báo bùng phát bệnh sởi, bác sĩ chỉ cách phòng ngừa

Trong bối cảnh bệnh sởi có nhiều diễn biến phức tạp, các bác sĩ đã tư vấn để người dân nhận biết và chủ động phòng ngừa bệnh.

Thời gian gần đây, bệnh sởi đã có dấu hiệu bùng phát tại nhiều khu vực, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trẻ nhỏ và những người có hệ miễn dịch yếu, chưa được tiêm phòng đầy đủ. Dù là bệnh đã có vaccine phòng ngừa từ lâu, nhưng với sự gia tăng của các ca mắc mới, việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về bệnh sởi trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.