Tâm sự thắt lòng người mẹ bỏ rơi 2 con nhỏ ở Sài Gòn

“Đau đớn, rứt ruột đẻ con, mẹ nào nỡ xa chứ nhưng cuộc sống quá khó khăn, túng quẫn nên tôi bấm bụng làm liều”.

Đó là chia sẻ của chị T. (27 tuổi, quê Bến Tre), người phụ nữ bỏ hai con nhỏ trước Làng Thiếu niên Thủ Đức (quận Thủ Đức, TP.HCM) gây xôn xao dư luận.
Ngày 19.6, đại diện Làng Thiếu niên Thủ Đức (quận Thủ Đức, TP.HCM) phối hợp với lực lượng chức năng đã hoàn tất thủ tục và bàn giao 2 trẻ bị bỏ rơi trên vỉa hè cho mẹ ruột của 2 bé là chị T.
Bà Nguyễn Thị Hồng Châu, Phó giám đốc Làng Thiếu niên Thủ Đức (LTNTĐ) cho biết 3 hôm trước, 1 bé trai (6 tuổi) và bé trai (2 tháng tuổi) được bảo vệ phát hiện bị bỏ rơi trước cổng đơn vị. Sau đó, các bé được đưa vào LTNTĐ tiếp nhận, chăm sóc cũng như phối hợp với chính quyền địa phương tìm người thân của 2 cháu.
Tam su that long nguoi me bo roi 2 con nho o Sai Gon
Chị T. cùng hai con. 
Theo bà Châu, 1 ngày sau khi tiếp nhận 2 trẻ thì chị T. đến nói mình là mẹ ruột của hai bé trai và xin nhận lại các cháu. Kiểm tra các giấy tờ chứng minh, bé trai 6 tuổi cũng tỏ ra mừng rỡ nhận mẹ, cơ quan chức năng xác định người phụ nữ là mẹ của 2 bé.
“LTNTĐ chuyên nhận những trẻ mồ côi, cơ nhỡ. Do đó, ai cần gửi trẻ vì hoàn cảnh nào thì Làng cũng tiếp nhận các bé để nuôi dưỡng, chăm sóc. Đối với trường hợp chị T. đến nhận lại con về nuôi thì phía Làng phải trao trả lại”, bà Châu nói và cho biết sau khi trao trả, chị T. đưa con đi đâu, như thế nào thì phía đơn vị không được quản.
Tại buổi trao lại hai con, mẹ con chị T. được LTNTĐ, chính quyền địa phương và một số nhà hảo tâm tặng quà cùng một ít tiền để trang trải cuộc sống.
Tiếp nhận 2 con chị T. cho biết nguyên nhân mình bỏ con là do cuộc sống quá khó khăn, một mình chị phải gồng gánh để nuôi 3 con nhỏ.
“Con mình rứt ruột, đau đớn đẻ ra. Mẹ nào nỡ xa con chứ nhưng vì cuộc sống quá khó khăn, bữa đói bữa no nên tôi đành bấm bụng làm liều bỏ 2 con trước LTNTĐ với hy vọng các con sẽ có cái ăn và được chăm sóc tốt hơn”, chị T. nói trong nấc nghẹn.
Theo người phụ nữ này, năm 2011, sau khi sinh con trai đầu lòng, chị ly hôn với chồng và đưa con lên TP.HCM sinh sống. Mưu sinh nơi đất khách quê người khiến cuộc sống càng thêm khó khăn nên chị quyết định đi thêm bước nữa và có 2 con nhỏ với người chồng sau. Tuy nhiên, không may người chồng này qua đời vì bạo bệnh.
Chị T. một nách nuôi 3 con nheo nhóc và thuê phòng trọ giá rẻ sống ở quận 2. Hằng ngày, chị gửi con gái 1 tuổi rồi bồng đứa con trai 2 tháng tuổi đi rong ruổi khắp nhiều tuyến đường ở quận 2 để bán vé số mưu sinh. Con trai 6 tuổi cũng lăn lộn trên nhiều tuyến phố bán vé số phụ mẹ nuôi các em.
Do khó khăn trong cuộc sống nên rạng sáng 16.6, chị chở đứa con trai lớn (6 tuổi) và đứa nhỏ (2 tháng tuổi) đến bỏ trước Làng Thiếu niên Thủ Đức, quận Thủ Đức.Tuy nhiên, khi trở về nhà trọ vì quá nhớ con, người mẹ này đã quay trở lại LTNTĐ để xin nhận lại các con.

Nàng dâu “khóc thét” vì “sống chung với mẹ chồng” lạc hậu

"Sống chung với mẹ chồng" chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là khi khoảng cách thế hệ quá lớn dẫn đến nhiều mâu thuẫn trong gia đình.
 

Bộ phim "Sống chung với mẹ chồng" đang gây sự chú ý với người xem bởi những diễn biết "rất đời" xoay xung quanh mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu. Hai người mẹ chồng được khắc họa trong phim là hai tuýp người khác hẳn nhau, nhưng lại có chung một đặc điểm: suy nghĩ lạc hậu.
Nang dau “khoc thet” vi “song chung voi me chong” lac hau
Vai diễn bà mẹ chồng tên Phương (NSND Lan Hương “bông” thủ vai) quá hà khắc, khắt khe khiến nhiều cô gái đùa vui rằng không dám lấy chồng nữa. 

Bà Phương, dù là một người phụ nữ thành thị, nhưng chỉ ở nhà nội trợ nên cũng có những quan đểm, suy nghĩ không theo kịp thời đại, khiến cho mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu ngày càng trở nên khắc nghiệt.

Bà Điều (mẹ chồng Trang) lại là một phụ nữ "đặc thôn quê". Bà "quê" từ vóc dáng đến suy nghĩ. Lúc nào cũng mang trong mình tư tưởng phải có cháu trai để nối dõi tông đường. Vì điểm này, khiến quan hệ của bà và con dâu cũng trở nên ngạt thở.

Nang dau “khoc thet” vi “song chung voi me chong” lac hau-Hinh-2
Từ phim "Sống chung với mẹ chồng": Mẹ chồng lạc hậu "giết chết" các nàng dâu. 

Trong cuộc sống, cũng có không ít những người mẹ chồng như thế. Sự khác biệt trong suy nghĩ, sự cách biệt từ tiềm thức bởi khoảng cách thế hệ đã khiến nhiều cô con dâu không thể chịu nổi.

Chị Hoàng Hương (Lê Trọng Tấn, Hà Nội) có bầu được 13 tuần. Từ khi phát hiện có bầu ở tuần thứ 6 đến nay, chị đi khám 3 lần. Ngoài lần đầu tiên đi khám để biết mình có chắc chắn mang thai hay không, những lần sau đều do bác sĩ chỉ định. Trong đó, lần gần đây nhất là chị đi làm chẩn đoán, sàng lọc trước sinh, xét nghiệm máu để xác định con có mắc các dị tật bẩm sinh hay không? Thật may mắn, mọi kết quả đều “bình thường”.

Thế nhưng, mẹ chồng chị thì nghĩ khác. Nhận tờ kết quả xét nghiệm từ con dâu, bà tối sầm mặt lại tỏ ý không vui. “Mẹ chồng tôi gần 60 tuổi, rất quí con cháu, nhưng bà luôn miệng bảo:

"Ngày xưa chúng tôi có đi khám với cả siêu âm đâu mà vẫn sinh con khỏe mạnh"(?!). Bà còn cho rằng, hai bên ông bà, bố mẹ không ai bị tật nguyền, hay vấn đề gì bất thường nên con cháu sinh ra đương nhiên không bị làm sao. Việc tôi đi khám, làm chẩn đoán sàng lọc như thế theo mẹ chồng tôi là “vô bổ, phí tiền, mất thời gian, bị lừa”. Tôi có chia sẻ với bà lợi ích của việc đi làm chẩn đoán trước sinh thì bà giận, bảo tôi: “Trứng khôn hơn vịt”, chị Hương ấm ức tâm sự. "Tôi không thể chịu được sự cổ hủ trong suy nghĩ của bà", chị bức xúc nói.

Chị Thanh Huyền (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng cùng hoàn cảnh. Nhà neo người, chồng lại đi công tác xa nên sau sinh, chị phải nhờ hoàn toàn đến sự chăm sóc của mẹ chồng vì mẹ đẻ chị đã mất từ khi chị còn nhỏ. "Muốn thuê giúp việc lại sợ bà tự ái, chứ kỳ thực bà chăm cháu mình không hài lòng chút nào", chị chia sẻ.

Theo lời chị Huyền, chị không thích cách chăm cháu nhiều phần lạc hậu của bà. Chị không muốn bà ép cháu ăn, không muốn bà cho cháu ăn rong, không muốn bà cho cháu "đi ngồi lê đôi mách"... "Đặc biệt, tôi không thể nào chịu được cảnh mẹ chồng cứ cho con ăn đồ thừa đun lại vì tính tiết kiệm của bà".

Thực tế, mẹ chồng là thế hệ đi trước sẽ có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc con cháu hơn, tuy nhiên một số người có những thói quen không tốt, thiếu khoa học của các bà khiến con dâu khó chịu. Đặc biệt là một số chị em hiện nay có phương pháp nuôi con theo khoa học, theo phương tây sẽ gặp sự phản đối gay gắt từ phía mẹ chồng là những người có quan niệm truyền thống.

Những thức ăn, đồ uống của cháu đôi khi các cụ vẫn tận dụng theo kiểu thừa để lại lúc khác ăn tiếp, trái lại con dâu luôn cho rằng như vậy là không hợp vệ sinh, không tốt cho hệ tiêu hoá, sức khoẻ của bé. Mẹ chồng liền cho rằng con dâu lãng phí…

Và thế là mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu tiếp diễn, chưa kể đến giờ ăn, ngủ, đi lại của bé cũng khiến mâu thuẫn gia đình trở nên căng thẳng, trở thành cuộc chiến giữa mẹ chồng và nàng dâu. Đây là vấn đề vô cùng “nóng” giữa quan hệ mẹ chồng nàng dâu với quan niệm ”con tôi, cháu bà”.

Một số bạn trẻ quen với cách tiêu xài phóng khoáng, đặc biệt trong cách ăn mặc, họ thích mua sắm và chưng diện khiến mẹ chồng phải chóng mặt. Các nàng dâu hiện đại hay ăn mặc mắt mẻ khiến mẹ chồng phản cảm ngay cả khi ở nhà và đi làm.

Những góp ý của mẹ chồng khiến các nàng khó chịu, cho rằng các cụ lạc hậu, lỗi thời… Ngược lại mẹ chồng sẽ được dịp phàn nàn, ca cẩm về con dâu với các bà hàng xóm, anh chị em trong nhà…Từ những quan niệm trái chiều của hai thế hệ khiến mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu phát sinh.

Đối với mẹ chồng "lạc hậu", các chuyên gia tâm lý cho rằng để giải quyết mâu thuẫn cần phải đặt mình vào vị trí của nhau. Thực tâm cả hai đều muốn mọi thứ tốt lên theo cách của mình, nhưng vô tình sự khác biệt lối sống và khoảng cách thế hệ đã làm cả hai bên "trượt dài trong căng thẳng. Bởi vậy, phân chia và ra các quy định chung trong cuộc sống, tôn trọng "nội quy" chung được thiết lập sẽ giúp mẹ chồng, nàng dâu giải quyết được mâu thuẫn khi sống chung.

Bộ Y tế vào cuộc vụ bác sĩ bị đánh, bắt quỳ gối xin lỗi

Cục Quản ký khám chữa bệnh vừa có văn bản đề nghị BV Thể thao VN phối hợp với cơ quan công an điều tra làm rõ vụ việc nhóm đối tượng đánh bác sĩ.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu kiểm tra báo cáo và xử lý thông tin người nhà bệnh nhân bắt bác sỹ quỳ xin lỗi, theo tin tức trên báo Hải quan.

Con bú không hết, mẹ vắt sữa bán kiếm bộn tiền

Sữa mẹ cấp đông đang được rao bán trên các trang mạng tại Trung Quốc với giá từ 15-60NDT (50.000 - 200.000 đồng), West China City Daily đưa tin.

Tuy nhiên, giá sẽ cao gấp đôi nếu là sữa mẹ được lấy trong ngày, với một túi 250ml có giá lên tới 150NDT (500.000 đồng).