Sửng sốt tiểu hành tinh Vesta tỏa sáng trong diện mạo mới

(Kiến Thức) - Kính viễn vọng Hubble của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) bất ngờ chụp cận cảnh tiểu hành tinh Vesta với bề mặt đá xù xì, nhiều miệng núi lửa, vết va chạm thiên thạch trong khoảnh khắc phát ra ánh sáng mãnh liệt nhất.

Cụ thể, vào ngày 19/10 Kính viễn vọng Hubble bất ngờ quan sát tiểu hành tinh Vesta.
Vesta là vật thể lớn thứ hai trong vành đai tiểu hành tinh, sau hành tinh lùn Ceres. Trong bức ảnh chụp mới nhất, có thể thấy tiểu hành tinh Vesta nghiêng khoảng 0.7 ° về phía bắc của Sigma (σ) Sagittarii, một ngôi sao nằm ở cực bắc.
Sung sot tieu hanh tinh Vesta toa sang trong dien mao moi
Nguồn ảnh: Phys. 
Đúng vào thời điểm phát ra ánh sáng mãnh liệt nhất, Kính Hubbble đã chụp cận cảnh một phần bề mặt Vesta ở khoảng cách 5.200 km. Bề mặt đá xù xì, nhiều miệng núi lửa, vết va chạm thiên thạch được Hubble chụp rõ đến từng chi tiết trong bức ảnh mới nhất này.

Mời quý vị xem video: 10 hành tinh bí ẩn và kỳ lạ nhất trong vũ trụ - có thể bạn chưa biết

Các chuyên gia NASA nhận định, bức ảnh này là một cứ liệu quan trọng, có chất lượng tốt nhất để giới khoa học tiếp tục nghiên cứu sâu thêm về tiểu hành tinh Vesta.

Kinh ngạc tiểu hành tinh có thể nhìn bằng mắt thường dài ngày

(Kiến Thức) - Những người hâm mộ thiên văn học có thể được nhìn thấy một tiểu hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời đủ sáng để nhìn bằng mắt thường. Nó vừa mới vượt qua Trái đất ở khoảng cách gần nhất trong hai thập kỷ.

Vesta, đôi khi được phân loại là một protoplanet, là đối tượng lớn thứ hai trong vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc, chỉ sau hành tinh lùn Ceres.
Thỉnh thoảng, nó đủ sáng để nhìn bằng mắt thường, và trong vài ngày gần đây, nó vừa mới vượt qua Trái đất ở khoảng cách gần nhất trong hai thập kỷ.

Không có dấu hiệu nước, sự sống trên tiểu hành tinh Ryugu?

(Kiến Thức) - Tàu vũ trụ Hayabusa2 của Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản ( JAXA ) đã không phát hiện bất kỳ bằng chứng nào về nước trên tiểu hành tinh Ryugu, chấm dứt hi vọng về sự sống tồn tại ở nơi này. 

 

Kể từ khi đến tiểu hành tinh Ryugu vào tháng 6 năm nay, đầu dò Tàu vũ trụ Hayabusa2 đã nghiên cứu 54.000 điểm trên bề mặt của nó.
Kết quả cho thấy tiểu hành tinh Ryugu được xếp vào loại tiểu hành tinh kiểu C, một loại tiểu hành tinh chứa hàm lượng carbon cao và thường có độ ẩm trong các tảng đá nằm rải rác trên bề mặt của chúng.