Kinh ngạc tiểu hành tinh có thể nhìn bằng mắt thường dài ngày

(Kiến Thức) - Những người hâm mộ thiên văn học có thể được nhìn thấy một tiểu hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời đủ sáng để nhìn bằng mắt thường. Nó vừa mới vượt qua Trái đất ở khoảng cách gần nhất trong hai thập kỷ.

Vesta, đôi khi được phân loại là một protoplanet, là đối tượng lớn thứ hai trong vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc, chỉ sau hành tinh lùn Ceres.
Thỉnh thoảng, nó đủ sáng để nhìn bằng mắt thường, và trong vài ngày gần đây, nó vừa mới vượt qua Trái đất ở khoảng cách gần nhất trong hai thập kỷ.
Lần tiếp cận gần nhất là vào tháng 5/2007, khi đó nó ở cách Trái đất một khoảng hơi xa một chút so với lần tiếp cận này.
Nguồn ảnh: Phys.
 Nguồn ảnh: Phys.
Theo ghi nhận từ Kính Viễn vọng Sky, tiểu hành tinh Vesta tiếp cận gần Trái đất nhất ở khoảng cách 170.600.000 km (106 triệu dặm) vào ngày 19/6 và trông nó rất sáng. Tuy nhiên, nó sẽ vẫn còn được nhìn thấy bằng mắt thường cho đến ngày 16/7.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn những ngôi sao trong vũ trụ

Tiểu hành tinh Vesta có thể được phát hiện gần chòm sao Nhân Mã trên bầu trời phía đông na, khi nhìn từ bán cầu bắc. Từ Nam bán cầu, nó xuất hiện sâu hơn trên bầu trời, và ở một số khu vực bạn sẽ thấy tiểu hành tinh này ở mặt phía đông của tiểu hành tinh.

Manh mối quan trọng từ môi trường phức tạp của sao HD 50138

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học châu Âu khám phá ra môi trường phức tạp của ngôi sao HD 50138. Phát hiện này có thể cung cấp những manh mối quan trọng về tình trạng tiến hóa của ngôi sao này.

Nằm cách Trái đất khoảng 1.100 năm ánh sáng, ngôi sao HD 50138 là một ngôi sao Herbig Be thuộc loại phổ B8, lớn hơn mặt trời của chúng ta khoảng bảy lần, với độ sáng gấp 1.000 lần độ sáng mặt trời.

Bản đồ chi tiết chưa từng có về nơi sinh ra ngôi sao

(Kiến Thức) - Nhóm nghiên cứu gồm các nhà thiên văn đến từ Mỹ, Chile, Nhật Bản, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Anh vừa lập ra một bản đồ chi tiết chưa từng thấy về cấu trúc của đám mây phân tử Orion A, nơi sinh ra các ngôi sao.

Đám mây phân tử Orion A là vùng hình thành sao mật độ cao nhất có chứa nhiều ngôi sao có khối lượng lớn.
"Bản đồ của chúng tôi khám phá các đặc điểm vật lý cần thiết để nghiên cứu cách các ngôi sao hình thành trong đám mây phân tử này, và cách thức ngôi sao trẻ tác động đến đám mây chủ", Shuo Kong, tác giả đầu tiên của nghiên cứu nói trên trang Journal Astrophysical.

Lý thuyết mới về sự hình thành sao gây chấn động

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn nghĩ rằng họ đã phát hiện mối quan hệ đáng tin cậy và phù hợp giữa kích thước của các ngôi sao và khối lượng của những đám mây hình thành sao của bụi và khí, nhưng nghiên cứu mới đã làm lung lay các giả định trước đó.

Khảo sát thiên hà Milky Way đã cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa kích thước và khối lượng của các lõi hình thành sao và kích thước, khối lượng của các ngôi sao trưởng thành.
Các nhà thiên văn học cũng đã xác định sự phân bố liên tục của các khối sao trên Milky Way, với các ngôi sao cực nhỏ cũng như sao cực lớn.