Sửng sốt siêu Trái đất quỹ đạo cực ngắn quay quanh sao

(Kiến Thức) - Sử dụng dữ liệu từ Vệ tinh Khảo sát ngoại hành tinh của NASA (TESS) và ba máy quang phổ trên mặt đất, các nhà thiên văn học phát hiện siêu Trái đất có thời gian quỹ đạo cực ngắn và một hành tinh có khối lượng sao Hải Vương.

Các hành tinh mới tìm thấy quanh HD 213885 (còn được gọi là TOI-141 và TIC 403224672), một ngôi sao loại G 3,8 tỷ năm tuổi nằm cách chúng ta 156 năm ánh sáng.

Hành tinh bên trong có tên là HD 213885b (TOI-141b), lớn hơn Trái đất 1,74 lần và nặng hơn 8,8 lần, khiến nó được gọi là siêu Trái đất.

Còn hành tinh HD 213885b có thành phần khối đá, tăng cường chất liệu sắt  giống với Trái đất, tiến sĩ Nestor Espinoza thuộc Viện Khoa học Kính viễn vọng Không gian của NASA cho biết.

Sung sot sieu Trai dat quy dao cuc ngan quay quanh sao
 Nguồn ảnh: ESA.

HD 213885b có chu kỳ quỹ đạo chỉ 1,008 ngày và nhiệt độ bề mặt là 1.855 độ C (3.371 độ F).

Hành tinh này tương tự như 55 Cancri e, một siêu Trái đất cực kỳ nóng quay quanh một ngôi sao loại G cách Trái đất khoảng 42 năm ánh sáng.

Bán kính, khối lượng và bức xạ sao của HD 213885b rất giống với 55 Cancri e.

Hành tinh bên ngoài trong hệ thống được đặt tên là HD 213885c (TOI-141c), có khối lượng gấp 19,9 lần Trái đất và rất giống với Sao Hải Vương của Hệ Mặt trời.

Nó quay quanh ngôi sao chủ cứ sau 4,78 ngày một lần và có nhiệt độ bề mặt là 922 độ C (1.692 độ F).

Mời quý vị xem video: Những bí ẩn kỳ bí nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Kỳ lạ hành lang băng dài bí ẩn trên Mặt trăng Titan

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học tìm thấy một đặc điểm hoàn toàn bất ngờ trên Mặt trăng Titan, mặt trăng lớn nhất của sao Thổ trong năm nay. Có một chi tiết hình ảnh mô hình hi-def của băng nước trên Titan gây chú ý mạnh mẽ.

Cụ thể, đó là một dải băng đá lộ ra bao quanh gần nửa mặt trăng vệ tinh. Đối tượng độc đáo này được phát hiện nhờ vào kỹ thuật phân tích thiên văn được phát triển gần đây nhưng chưa từng được sử dụng trên Mặt trăng Titan.

Các nhà nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra những cảnh quan đa dạng đáng ngạc nhiên trên mặt trăng này, từ đồng bằng rộng đến cồn cát. Titan thậm chí có sông hồ.

Thông tin "sốt" về Siêu Trái đất nóng trên quỹ đạo Sao lùn đỏ

(Kiến Thức) - Sử dụng dữ liệu từ Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh của NASA (TESS) và nhiều kính viễn vọng trên mặt đất, các nhà thiên văn học phát hiện một ngoại hành tinh cực ngắn quay quanh một ngôi sao lùn đỏ có tên Gliese 1252.

Được biết, sao lùn đỏ Gliese 1252 là một ngôi sao lùn kiểu M3 nằm cách Trái đất khoảng 67 năm ánh sáng.

Còn được gọi là GJ 1252, TIC 370133522, TOI 1078, L 210-70 và LHS 492, ngôi sao này có khối lượng bằng 38% so bằng với Mặt trời, bán kính 39% so với Mặt trời và cường độ quang học là 12,2.

Sửng sốt bản đồ kho báu “nước” trên sao Hỏa vừa phát hành

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học vừa phát hành một bản đồ toàn cầu mới cho thấy băng nước nằm sâu khoảng 2,5 cm bên dưới bề mặt sao Hỏa. Nước được đánh giá là nguồn tài nguyên quý giá cho các sứ mệnh phi hành gia tương lai.

Với dữ liệu trong tay, nhóm nghiên cứu tìm thấy ít nhất một điểm hạ cánh đầy hứa hẹn cho các nhiệm vụ phi hành gia trong tương lai: một khu vực lớn tại Arcadia Planitia ở bán cầu bắc.

Khu vực này có rất nhiều băng nước nằm gần bề mặt và là vị trí lý tưởng cho sứ mệnh sao Hỏa của con người, bởi vì nó nằm ở vùng ôn đới, có nhiều ánh sáng mặt trời, nhóm chuyên gia đã viết trong một nghiên cứu mới mô tả phát hiện này.