Kỳ lạ hành lang băng dài bí ẩn trên Mặt trăng Titan

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học tìm thấy một đặc điểm hoàn toàn bất ngờ trên Mặt trăng Titan, mặt trăng lớn nhất của sao Thổ trong năm nay. Có một chi tiết hình ảnh mô hình hi-def của băng nước trên Titan gây chú ý mạnh mẽ.

Cụ thể, đó là một dải băng đá lộ ra bao quanh gần nửa mặt trăng vệ tinh. Đối tượng độc đáo này được phát hiện nhờ vào kỹ thuật phân tích thiên văn được phát triển gần đây nhưng chưa từng được sử dụng trên Mặt trăng Titan.

Các nhà nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra những cảnh quan đa dạng đáng ngạc nhiên trên mặt trăng này, từ đồng bằng rộng đến cồn cát. Titan thậm chí có sông hồ.

Ky la hanh lang bang dai bi an tren Mat trang Titan

Nguồn ảnh: ESA. 

Vì là một thế giới rất lạnh, những đặc điểm này được tạo thành từ khí metan lỏng và các hợp chất hữu cơ khác chảy qua một lớp đá cứng. Nhưng thật khó để có được những quan sát tốt về bề mặt, bởi vì bầu khí quyển của mặt trăng này rất dày đặc và mờ ảo.

Vì vậy, thay vì kiểm tra từng pixel từ hình ảnh và quét chúng để biết chi tiết dữ liệu, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật gọi là phân tích thành phần chính (PCA).

Điều này cho phép họ nhìn vào tất cả các pixel trong một khu vực nhất định, giúp phát hiện các xu hướng lớn hơn trong cảnh quan trong khi bỏ qua các hiệu ứng che khuất của bầu khí quyển.

Cụ thể, có một chi tiết hình ảnh mô hình hi-def của băng nước trên Titan gây chú ý mạnh mẽ. Hàng lang băng này bao gồm các vật liệu băng giàu tiếp xúc, gần tuyến tính, dạng hành lang trải dài 6.300 km, chiếm khoảng 40 phần trăm của toàn bộ chu vi của Titan.

Các chuyên gia liệu đang thắc mắc hành lang băng giá này có liên quan tới sự kiện đông lạnh núi lửa băng giá trong quá khứ hay không trên bề mặt Titan.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Choáng tính chất hóa học trong môi trường liên sao hỗn loạn

(Kiến Thức) - Hơn 200 phân tử được phát hiện trong không gian, một số (như Buckminsterfullerene) có cấu trúc phức tạp với các nguyên tử carbon. Nhiều thập kỷ quan sát cũng cho thấy môi trường giữa các vì sao không đồng nhất mà khá hỗn loạn.

Được biết, những phân tử này tỏa nhiệt, giúp những đám mây vật chất liên sao khổng lồ nguội đi và co lại thành những ngôi sao mới.

Hơn nữa, các nhà thiên văn học sử dụng bức xạ từ các phân tử này để nghiên cứu các điều kiện, khi các hành tinh hình thành trong các vành đĩa ngôi sao trẻ.

"Soi" thiên hà bụi bặm xa nhất hàng trăm triệu năm tuổi

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học sử dụng Đài quan sát Atacama Large Millimet / Subillim Array (ALMA) phát hiện xánh sáng của một thiên hà khổng lồ đã 970 triệu năm tuổi, hình thành sau Vụ nổ Big Bang. 

Thiên hà này được gọi là MAMBO-9, là thiên hà hình thành sao bụi bặm xa nhất từng được quan sát, mà không cần sự trợ giúp của ống kính hấp dẫn.

Các thiên hà hình thành sao bụi bặm là những vườn ươm sao dữ dội nhất trong vũ trụ. Chúng tạo ra các ngôi sao với tổng khối lượng lên tới vài nghìn lần khối lượng Mặt trời mỗi năm, và chúng chứa một lượng lớn khí và bụi.

Bất ngờ về TOI 813b, ngoại hành tinh kích thước sao Thổ

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học công dân từ dự án Planet Hunters TESS (PHT) phát hiện một ngoại hành tinh đặt tên TOI 813b, có kích cỡ sao Thổ quay quanh TOI 813- một ngôi sao sáng chói nằm cách xa 865 năm ánh sáng. 

TOI 813 thuộc nhóm sao sáng đang trong quá trình phát triển và sẽ chuyển thành sao khổng lồ đỏ trong giai đoạn tiến hóa tiếp theo.

Bat ngo ve TOI 813b, ngoai hanh tinh kich thuoc sao Tho
Nguồn ảnh: Phys.