Sửng sốt bản đồ kho báu “nước” trên sao Hỏa vừa phát hành

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học vừa phát hành một bản đồ toàn cầu mới cho thấy băng nước nằm sâu khoảng 2,5 cm bên dưới bề mặt sao Hỏa. Nước được đánh giá là nguồn tài nguyên quý giá cho các sứ mệnh phi hành gia tương lai.

Với dữ liệu trong tay, nhóm nghiên cứu tìm thấy ít nhất một điểm hạ cánh đầy hứa hẹn cho các nhiệm vụ phi hành gia trong tương lai: một khu vực lớn tại Arcadia Planitia ở bán cầu bắc.

Khu vực này có rất nhiều băng nước nằm gần bề mặt và là vị trí lý tưởng cho sứ mệnh sao Hỏa của con người, bởi vì nó nằm ở vùng ôn đới, có nhiều ánh sáng mặt trời, nhóm chuyên gia đã viết trong một nghiên cứu mới mô tả phát hiện này.

Sung sot ban do kho bau “nuoc” tren sao Hoa vua phat hanh

Nguồn ảnh: Inverse

Bản đồ này cho thấy nơi băng nước ngầm nằm trên sao Hỏa. Màu sắc lạnh đại diện cho băng nước gần bề mặt hơn các khu vực có màu ấm và vùng màu đen biểu thị các khu vực mà các tàu vũ trụ sẽ ghé thăm trên bề mặt trong tương lai.

Khu vực được phác thảo bằng màu trắng đại diện cho khu vực lý tưởng để gửi phi hành gia cho họ đào băng nước để nghiên cứu.

"Bạn sẽ không cần một chiếc máy xúc đào để đào tảng băng này. Bạn có thể sử dụng một cái xẻng", tác giả chính Sylvain Piqueux, người nghiên cứu các bề mặt hành tinh tại Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA ở California cho biết trong một tuyên bố . "Chúng tôi đang tiếp tục thu thập dữ liệu về băng bị chôn vùi trên sao Hỏa, tìm kiếm những nơi tốt nhất để các phi hành gia hạ cánh".

Nghiên cứu sâu hơn về "bản đồ kho báu băng nước" cũng có thể góp phần chỉ ra nhiều địa điểm hạ cánh hơn, theo NASA. Nước là nguồn tài nguyên quý giá cho các sứ mệnh phi hành gia trong tương lai tới sao Hỏa, nơi cơ quan vũ trụ muốn hạ cánh vào những năm 2030.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Sự thực "choáng" về NGC 3749 chứa nhiều ngôi sao giống “Mặt trời trẻ”

(Kiến Thức) - Bằng cách phân tích ánh sáng và năng lượng từ các thiên hà như NGC 3749 chứa nhiều ngôi sao giống “Mặt trời trẻ”, các nhà thiên văn học có thể tìm hiểu thêm nhiều điều thú vị về vũ trụ.

Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA mới đây thu được một cái nhìn mới mẻ về NGC 3749, một thiên hà xoắn ốc nằm cách Trái đất khoảng 135 triệu năm ánh sáng.

Thiên hà NGC 3749 là một phiên bản cổ điển của cái mà các nhà thiên văn học gọi là thiên hà phát xạ, một loại phát xạ phát ra ánh sáng liên tục bổ trợ hình thành một số lượng lớn các ngôi sao.

Sửng sốt tìm ra manh mối mới từ cực quang sao Hỏa

(Kiến Thức) - Nghiên cứu mới công bố tại cuộc họp của Hiệp hội Địa vật lý Hoa Kỳ (AGU), loại cực quang sao Hỏa ban đầu được phát hiện bởi tàu vũ trụ MAVEN của NASA trên thực tế là loại cực quang phổ biến nhất trên Hành tinh Đỏ.

Nghiên cứu được các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Vật lý Khí quyển và Không gian (LASP) của Đại học Colorado tiếp tục theo dõi cách mất nước, và hiểu rõ hơn về cách thức khí hậu sao Hỏa đã thay đổi theo thời gian như thế nào.

Không giống như hiện tượng cực quang có màu sắc rực rỡ nhảy múa trên bầu trời đêm gần các vùng cực của Trái đất, cực quang phổ biến nhất trên sao Hỏa là một hiện tượng ban ngày, gọi là cực quang proton, Embry-Riddle Ph.D, tác giả chính của bài báo cho biết.

Khám phá cực bất ngờ về từ trường thiên hà Milky Way

(Kiến Thức) - Thiên hà Milky Way có từ trường riêng, cực kỳ yếu so với Trái đất. Nhưng các nhà thiên văn học muốn biết nhiều hơn về nó cũng như tác động của từ trường thiên hà với quá trình hình thành sao, các tia vũ trụ và một loạt các quá trình vật lý thiên văn.

Một nhóm các nhà thiên văn học từ Đại học Curtin ở Úc và CSIRO (Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp khối thịnh vượng chung) đã nghiên cứu từ trường của thiên hà Milky Way, và họ đã xuất bản phép đo toàn diện nhất về từ trường của thiên hà Milky Way trong mô phỏng 3D.

Nhóm nghiên cứu đã làm việc với LOFAR, hay Mảng tần số thấp- một kính viễn vọng vô tuyến châu Âu. LOFAR hoạt động ở tần số vô tuyến dưới 250 MHz, bao gồm nhiều ăng ten trải rộng trên một khu vực 1500 km ở châu Âu, với lõi khảo sát nằm ở bầu trời Hà Lan.