Thông tin "sốt" về Siêu Trái đất nóng trên quỹ đạo Sao lùn đỏ

(Kiến Thức) - Sử dụng dữ liệu từ Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh của NASA (TESS) và nhiều kính viễn vọng trên mặt đất, các nhà thiên văn học phát hiện một ngoại hành tinh cực ngắn quay quanh một ngôi sao lùn đỏ có tên Gliese 1252.

Được biết, sao lùn đỏ Gliese 1252 là một ngôi sao lùn kiểu M3 nằm cách Trái đất khoảng 67 năm ánh sáng.

Còn được gọi là GJ 1252, TIC 370133522, TOI 1078, L 210-70 và LHS 492, ngôi sao này có khối lượng bằng 38% so bằng với Mặt trời, bán kính 39% so với Mặt trời và cường độ quang học là 12,2.

Thong tin

Nguồn ảnh: Scientific American. 

Có một ngoại hành tinh mới quay quanh quỹ đạo của ngôi sao chủ cứ sau 12,4 giờ (0,52 ngày) với khoảng cách chỉ 0,009 AU (đơn vị thiên văn).

Ngoại hành tinh đó được chỉ định tên là Gliese 1252b, lớn hơn Trái đất khoảng 1,2 lần.

Thế giới ngọai hành tinh này vô cùng nóng bỏng, với nhiệt độ bề mặt 724 độ C (1.335 độ F).

Tiến sĩ Avi Shporer đến từ Khoa Vật lý và Viện Vật lý Thiên văn và Nghiên cứu Vũ trụ Kavli tại MIT và các đồng nghiệp cho biết, một phần của ngoại hành tinh nhỏ này đang phát triển đồng thời cũng quay quanh ngôi sao lùn M gần đó.

Và Gliese 1252b đã trải qua quá trình quang hóa để loại bỏ bầu khí quyển của nó trong quá khứ.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Khoa học sửng sốt với thiên hà mới 3C17 độc đáo

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học thuộc Đài Quan sát ALMA, Chi Lê vừa phát hiện một thiên hà mới độc đáo có tên khoa học la 3C17. Các lỗ đen ở trung tâm thiên hà này bồi tụ khí và bụi, tạo ra các tia năng lượng cao.

Theo đó, 3C17 một thiên hà vô tuyến cực sáng trong một cụm thiên hà mới vừa khám phá.

Trong lần quan sát mới nhất, Đài ALMA phát hiện thiên hà 3C17 phát ra một lượng lớn sóng vô tuyến từ lõi trung tâm của nó.

Phát hiện thiên hà cực hiếm gặp ngay khi nó sắp chết

Các nhà vật lý thiên văn tại Đại học Kansas đã phát hiện ra một loại thiên hà cực kỳ hiếm gặp, thay đổi căn bản sự hiểu biết của chúng ta về cái chết của các thiên hà.

Trong cuộc họp lần thứ 234 của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ diễn ra hôm thứ 5 (13/6), nhà vật lý Allison Kirkpatrick đã trình bày nhiều khám phá về "chuẩn tinh lạnh", những thiên hà cực kỳ sáng chói, tồn tại ở nơi xa nhất của vũ trụ.

Sửng sốt sao neutron có cấu trúc từ trường bất thường

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học từ Viện Vật lý và Công nghệ Moscow, Viện Nghiên cứu Vũ trụ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga (IKI) và Đài thiên văn Pulkovo phát hiện một ngôi sao neutron độc đáo, có nhiều thông tin thú vị.

Trước đây, tất cả sao neutron có thể được nhóm lại thành hai họ lớn: nhóm đầu tiên bao gồm các vật thể mà từ trường biểu hiện trong toàn bộ chu kỳ quay và nhóm ngôi sao khác bao gồm các vật thể mà từ trường không thể đo được.

Ngôi sao neutron GRO J2058 + 42 được các nhà nghiên cứu cung cấp cái nhìn sâu sắc về cấu trúc bên trong của từ trường sao neutron chỉ ở một giai đoạn nhất định trong chu kỳ quay của nó. Công trình này được công bố trên tạp chí Astrophysical Journal Letters.