Sự thực "choáng" về NGC 3749 chứa nhiều ngôi sao giống “Mặt trời trẻ”

(Kiến Thức) - Bằng cách phân tích ánh sáng và năng lượng từ các thiên hà như NGC 3749 chứa nhiều ngôi sao giống “Mặt trời trẻ”, các nhà thiên văn học có thể tìm hiểu thêm nhiều điều thú vị về vũ trụ.

Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA mới đây thu được một cái nhìn mới mẻ về NGC 3749, một thiên hà xoắn ốc nằm cách Trái đất khoảng 135 triệu năm ánh sáng.

Thiên hà NGC 3749 là một phiên bản cổ điển của cái mà các nhà thiên văn học gọi là thiên hà phát xạ, một loại phát xạ phát ra ánh sáng liên tục bổ trợ hình thành một số lượng lớn các ngôi sao.

Su thuc
 Nguồn ảnh: Space.

Các nhà thiên văn học đã sử dụng một công cụ thăm dò quang phổ hồng ngoại để theo dõi ánh sáng phát ra từ thiên hà này.

Và bằng cách phân tích cách thức ánh sáng này hoạt động, hoặc quá trình giải phóng năng lượng hoặc hấp thụ của nó, các nhà thiên văn học có thể khám phá ra những bí mật mới.

Ví dụ, bằng cách nhìn vào ánh sáng từ NGC 3749, các nhà thiên văn học có thể nói rằng, thiên hà chứa đầy những ngôi sao giống mặt trời trẻ và hiện tại nó vẫn đang trong giai đoạn giàu năng lượng hình thành sao, chưa thấy dấu hiệu cạn kiệt.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực


Phát hiện sửng sốt lần đầu vể vụ nổ "quái vật" trong vũ trụ

(Kiến Thức) - Vụ nổ mạnh nhất trong vũ trụ tạo ra bức xạ năng lượng mạnh hơn cả trước đây. Đây là những phát hiện đầu tiên về vụ nổ tia gamma bằng kính viễn vọng tia gamma trên mặt đất.

Sử dụng kính thiên văn chuyên dụng, hai đội quốc tế phát hiện các tia gamma năng lượng cao nhất từng được đo từ vụ nổ tia gamma trong vũ trụ, đạt năng lượng gấp 1000 tỷ lần so với năng lượng từng bắt gặp.

Các nhà khoa học hoạt động tại kính thiên văn HESS và MAGIC trình bày quan sát của họ trong một ấn phẩm khoa học độc lập trên tạp chí Nature. Đây là những phát hiện đầu tiên về vụ nổ tia gamma bằng kính viễn vọng tia gamma trên mặt đất.

Tiết lộ "choáng" về “cái nôi” hình thành sao chổi

(Kiến Thức) - Khi sao chổi lao vào từ các rìa ngoài của hệ mặt trời chúng ta, những cơ thể băng giá này bắt đầu phun ra khí và bụi khi chúng tiếp xúc gần hơn với mặt trời. Sự bùng nổ phát sáng của chúng có thể dẫn đến những cảnh đẹp ngoạn mục trên bầu trời đêm.

Nhưng sao chổi không hề sinh ra theo cách đó và con đường hình thành ban đầu của chúng đến hệ mặt trời đã được tranh luận trong một thời gian dài.

Sao chổi rất được các nhà khoa học hành tinh quan tâm, bởi vì chúng có khả năng là tàn dư nguyên sơ nhất của vật chất còn sót lại từ sự ra đời của hệ mặt trời.

Các lỗ đen “níu giữ” thiên hà chủ bằng điều cực bất ngờ

(Kiến Thức) - Một số lỗ đen siêu lớn đang giữ các cụm thiên hà chủ của chúng tồn tại vững chắc hơn bằng cách liên tục bơm các đám mây khí cực nóng vào, nhóm các nhà nghiên cứu cho hay. 

Các nhà khoa học cho rằng, điều này đi ngược lại các mô hình đơn giản có thể xác định cái chết của các thiên hà.

Sử dụng dữ liệu về các lỗ đen siêu lớn của cụm thiên hà Perseus, Virgo và Abell 2597, một nhóm các nhà vật lý thiên văn nhận thấy có những đám mây khí nóng khổng lồ xoáy trong các cấu trúc vũ trụ này.