Các lỗ đen “níu giữ” thiên hà chủ bằng điều cực bất ngờ

(Kiến Thức) - Một số lỗ đen siêu lớn đang giữ các cụm thiên hà chủ của chúng tồn tại vững chắc hơn bằng cách liên tục bơm các đám mây khí cực nóng vào, nhóm các nhà nghiên cứu cho hay. 

Các nhà khoa học cho rằng, điều này đi ngược lại các mô hình đơn giản có thể xác định cái chết của các thiên hà.

Sử dụng dữ liệu về các lỗ đen siêu lớn của cụm thiên hà Perseus, Virgo và Abell 2597, một nhóm các nhà vật lý thiên văn nhận thấy có những đám mây khí nóng khổng lồ xoáy trong các cấu trúc vũ trụ này.

Khi kiểm tra kỹ hơn, họ biết được rằng những đợt mây khí nóng được bơm từ các lỗ đen siêu lớn. Đáng ngạc nhiên, các đám mây khí nóng này có thể tự duy trì nhiệt độ của chúng, do đó, giữ cho các thiên hà hoạt động bền vững hơn.

Cac lo den “niu giu” thien ha chu bang dieu cuc bat ngo
Nguồn ảnh: Sci-news. 

Theo các nhà vật lý thiên văn, các mô hình vũ trụ hiện đại cho rằng, lực hấp dẫn cuối cùng sẽ khiến các đám mây khí nóng tụ lại với nhau và tạo thành các ngôi sao.

Sau một thời gian, những ngôi sao này sẽ hết năng lượng và cuối cùng chết, điều này sẽ kích hoạt cái chết của thiên hà. Quá trình này được gọi là chu kỳ làm mát thảm khốc.

Tuy nhiên, vì một số lý do, các cụm thiên hà Perseus, Virgo và Abell 2597 không trải qua quá trình làm mát thảm khốc. Thay vào đó, chúng liên tục được duy trì bởi khí nóng từ các lỗ đen siêu lớn.

Các nhà vật lý thiên văn đã đưa ra giả thuyết rằng, điều này có thể liên quan đến kết quả của một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2005.

Theo nghiên cứu, các bong bóng lớn hình thành trong các đám mây khí nóng, tạo ra các lỗ hổng trong không gian.

Những bong bóng khổng lồ này có thể ngăn chặn sự làm mát thảm khốc, bằng cách di chuyển ra khỏi trung tâm thiên hà, tác giả chính của nghiên cứu Yuan Li từ Đại học California, Berkley nói với Live Science.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Sửng sốt vũ trụ trẻ hơn 2 tỷ năm so với quan điểm cũ

(Kiến Thức) - Các tính toán mới cho thấy vũ trụ có thể trẻ hơn vài tỷ năm so với ước tính của các nhà khoa học hiện nay, thậm chí nó còn trẻ hơn so với đề xuất từ hai luận điểm được công bố trong năm nay.

Sự thay đổi lớn trong ước tính của các nhà khoa học về độ tuổi vũ trụ có thể phản ánh các cách tiếp cận khác nhau.

"Chúng tôi có sự không chắc chắn lớn về cách các ngôi sao đang di chuyển trong thiên hà", ông Inh Jee, thuộc Viện Max Plank ở Đức, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Lỗ đen "ma" bằng 800 triệu mặt trời hé lộ điều lạ

Nghiên cứu mới từ Canada đã tìm ra bằng chứng về những siêu lỗ đen có nguồn gốc khác thường bằng cách nhìn xuyên thời gian vào các vật thể "ma" tuổi đời trên 13 tỉ năm.

Sử dụng dữ liệu về lỗ đen 83 SMBHs cách chúng ta 13,05 tỉ năm ánh sáng được phát hiện qua Kính viễn vọng Subaru đặt tại Hawaii - Mỹ, nhóm nghiên cứu từ Đại học Western (Canada) đã tìm ra những bằng chứng về cách ra đời khác thường của lỗ đen chỉ tồn tại trong buổi bình minh vũ trụ.

Hé lộ nguồn gốc gây "sốc" các lỗ hổng tối trên Mặt trăng

(Kiến Thức) - Hàng tỷ năm trước, một thứ gì đó đâm sầm vào mặt tối của mặt trăng, tạo ra một lỗ rất lớn. Trải dài 1.550 dặm (2.500 km) và rộng 8 dặm (13 km) sâu ở lưu vực Nam Cực-Aitken, Earthlings là miệng núi lửa cổ xưa nhất và sâu nhất trên mặt trăng...

Đó cũng là một trong những miệng núi lửa lớn nhất trong toàn bộ hệ mặt trời. Trong nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã nghi ngờ rằng, lưu vực khổng lồ này được tạo ra bởi một vụ va chạm trực diện với một thiên thạch rất lớn với tốc độ rất nhanh.

Một tác động như vậy đã xé toạc lớp vỏ của mặt trăng và những mảnh vỡ của mặt trăng rải rác trên bề mặt miệng núi lửa, mang đến cái nhìn hiếm hoi về những gì mặt trăng thực sự được tạo ra.