Sử dụng bột ngọt hợp lý

(Kiến Thức) - Ra đời hơn 100 năm từ phát minh của một giáo sư Nhật Bản, bột ngọt đã được sử dụng như một gia vị quen thuộc giúp làm tăng vị ngon cho các món ăn.

Bột ngọt có thành phần chính là glutamate, một axit amin cũng tồn tại trong nhiều thực phẩm như thịt, hải sản, sữa, rau củ,... và là yếu tố tạo nên vị umami hay còn gọi là vị ngọt thịt.
Sử dụng bột ngọt hợp lý.
Sử dụng bột ngọt hợp lý. 
Nhiều người vẫn hay băn khoăn về cách sử dụng bột ngọt thế nào cho hiệu quả cũng như lượng dùng bao nhiêu thì phù hợp. Những tổ chức y tế và sức khỏe đáng tin cậy trên thế giới như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đều xác nhận bột ngọt là một gia vị an toàn với liều dùng hàng ngày (ADI - acceptable daily intake) “không xác định”.
Tại Việt Nam, bột ngọt cũng được liệt vào danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm và không quy định liều dùng hàng ngày theo thông tư của Bộ Y Tế. Như vậy, lượng bột ngọt dùng mỗi ngày tùy thuộc vào khẩu vị và sở thích của người sử dụng sao cho đạt đến vị ngon vừa miệng nhất.
Đồng thời, cũng như các loại gia vị khác, để bột ngọt phát huy hiệu quả điều vị cao nhất, với các món xào, chiên…nên nêm bột ngọt trước 15 – 30 phút để bột ngọt ngấm vào nguyên liệu.
Đối với các món nước như canh, súp, có thể nêm bột ngọt sau khi nước sôi và gần tắt bếp, nhằm tránh hiện tượng nước sôi bốc hơi nhiều làm biến đổi vị của món ăn và tại giai đoạn cuối của quá trình nấu, hương vị của món ăn ổn định hơn khi các thành phần tạo vị ngọt của thực phẩm như glutamate, nucleotide… được giải phóng gần như hoàn toàn.
Như vậy, để giúp món ăn ngon hơn, có thể nêm nếm bột ngọt tại các thời điểm phù hợp với từng món và với liều lượng phù hợp với khẩu vị của từng người. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ở nhiệt độ nấu ăn thông thường, bột ngọt cũng không bị biến đổi thành những thành phần không tốt cho sức khỏe.
ThS. BS. Lê Thị Ngọc Vân – Trưởng khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện 115

Tóm gọn 100 tấn bột ngọt giả chuẩn bị tung ra thị trường Tết

(Kiến Thức) - Hơn 100 tấn bột ngọt giả chuẩn bị tung ra thị trường Tết Nguyên đán 2016 vừa bị Chi cục Quản lý thị trường TP HCM bắt giữ.

Ngày 26/1, Chi cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết, cơ quan này đang niêm phong và tạm giữ hơn 108 tấn bột ngọt giả của một công ty ở quận 12, TP HCM , có dấu hiệu vi phạm nhãn mác bao bì, giả mạo nguồn gốc xuất xứ.
Tom gon 100 tan bot ngot gia chuan bi tung ra thi truong Tet
Hơn 100 tấn bột ngọt giả bị bắt giữ.  

Bột ngọt- Hiểu đúng và đủ

(Kiến Thức) - Được phát minh vào năm 1909, bột ngọt (mì chính) là một gia vị quen thuộc trong chế biến món ăn tại gia đình cũng như trong công nghiệp chế biến thực phẩm. 

Chức năng chính của bột ngọt là mang lại vị umami (vị ngọt tương tự như vị của thịt) cho món ăn ngon hơn. Bột ngọt được sản xuất bằng phương pháp lên men tự nhiên từ những nguồn nguyên liệu có nguồn gốc nông nghiệp như mía, sắn (khoai mì)…

Thành phần chính của bột ngọt là glutamate (axit glutamic), một axit amin cấu thành nên chất đạm và chiếm khoảng 10% hàm lượng axit amin từ protein ăn hàng ngày. Do vậy, ngoài bột ngọt, glutamate còn tồn tại phổ biến trong các thực phẩm như thịt gia súc gia cầm, hải sản, rau củ quả, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại nước chấm lên men như nước mắm, nước tương…Việc sử dụng bột ngọt kết hợp với thực phẩm giúp làm tăng hàm lượng glutamate, tăng vị umami và làm món ăn ngon hơn.