Stephen Hawking sợ sinh vật ngoài trái đất nhưng vẫn muốn tìm

Dù lo ngại sinh vật ngoài trái đất có thể tiêu diệt con người, ông hoàng vật lý Stephen Hawking vẫn muốn tìm thấy chúng.

Yuri Milner, một tỷ phú Nga, muốn thành lập một chương trình tìm sự sống bên ngoài trái đất có quy mô lớn nhất trong lịch sử. Stephen Hawking - nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học, toán học nổi tiếng nhất hiện nay - ủng hộ ý tưởng của Milner.
Stephen Hawking so sinh vat ngoai trai dat nhung van muon tim
 Giáo sư Stephen Hawking là một trong những người nổi tiếng tham gia dự án tìm sinh vật ngoài trái đất của tỷ phú Nga Yuri Milner. Ảnh: ABC
Hôm 20/7, hai ông xuất hiện trong một cuộc họp báo tại trụ sở của Hiệp hội Khoa học Hoàng gia Anh tại London để thông báo sự ra đời của quỹ tìm sinh vật ngoài trái đất trị giá 100 triệu USD, Time đưa tin. Khoản tiền khổng lồ sẽ thuộc về Dự án Breakthrough Initiative.
Phát biểu trong cuộc họp báo, ông hoàng vật lý Stephen Hawking nhận định con người luôn muốn tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Là động vật có tính xã hội, chúng ta luôn muốn biết nhân loại đơn độc trong vũ trụ hay không.
"Điểm khác biệt của Breakthrough Initiative so với những dự án trước đây là các chuyên gia của chúng tôi có thể sử dụng những kính thiên văn hiện đại nhất để thu thập dữ liệu về vũ trụ", ABC News dẫn lời giáo sư Hawking, người đang giữ chức Giám đốc Nghiên cứu của Trung tâm Vũ trụ học lý thuyết thuộc Đại học Cambridge, Anh.
Breakthrough Initiatives là một dự án đa ngành diễn ra trong 10 năm theo hai giai đoạn. Trong giai đoạn một, mang tên Breakthrough Listen, các nhà khoa học sẽ sử dụng hai kính thiên văn hiện đại nhất thế giới - gồm kính Green Bank ở bang Virginia, Mỹ và kính của Đài thiên văn Parkes ở Australia - để thu thập dữ liệu từ một triệu ngôi sao gần trái đất nhất. Chúng thuộc dải Ngân Hà và 100 thiên hà khác.
Đường kính của thấu kính Green Bank lên tới 100 m, còn kính của Đài Thiên văn Parkes nhỏ hơn (đường kính 64 m) nhưng có khả năng di chuyển. Với hai thấu kính ấy, các chuyên gia có thể quan sát một vùng không gian rộng gấp ít nhất 10 lần so với phạm vi quét của các chương trình tìm sinh vật ngoài trái đất trước đây.
Trong giai đoạn hai, mang tên Breakthrough Message, tỷ phú Milner sẽ tổ chức một cuộc thi quốc tế để tạo ra thông điệp mà loài người có thể gửi tới những nền văn minh khác trong tương lai. Tổng trị giá của các giải thưởng lên tới một triệu USD.
Hawking tiếp tục bày tỏ nỗi lo của ông về mối đe dọa từ nền văn minh khác trong vũ trụ.
"Chúng ta chưa biết nhiều về sinh vật ngoài địa cầu, nhưng chúng ta đã hiểu rõ con người. Nếu nhìn lại lịch sử, bạn sẽ thấy sự tương tác giữa con người với những loài kém thông minh hơn thường dẫn tới kết cục thảm khốc đối với chúng", ông nói trong cuộc họp báo.
Vị giáo sư nhấn mạnh rằng những cuộc chạm trán giữa hai nền văn minh thường mang lại hậu quả xấu đối với bên có trình độ thấp hơn.
"Nếu một nền văn minh có thể hiểu thông điệp của chúng ta, rất có thể trình độ kỹ thuật của họ đã tiến trước chúng ta hàng tỷ năm. Trong trường hợp ấy, họ mạnh hơn nhân loại rất nhiều và có thể coi chúng ta là sinh vật cấp thấp, giống như thái độ của con người đối với vi khuẩn", ông giải thích.
Martin Rees, một nhà vật lý thiên văn nổi tiếng ở Anh, xoa dịu sự lo ngại của Hawking. Theo ông, rất có thể một nền văn minh nào đó đã biết tới sự tồn tại của nhân loại trên trái đất, song họ không thể tới đây hoặc không muốn tấn công chúng ta.
Jill Tarter, cựu giám đốc của Trung tâm Tìm kiếm Sinh vật thông minh trong vũ trụ (SETI) ở Mỹ, cũng thể hiện quan điểm giống Martin Rees.
"Tôi không đồng ý với lời cảnh báo của Stephen Hawking về việc sinh vật trong vũ trụ có thể muốn xâm lược trái đất. Nếu một dạng sinh vật nào đó tới địa cầu, rất có thể họ chỉ muốn khám phá. Do tuổi của vũ trụ lên tới vài tỷ năm, có lẽ nhân loại không phải là loài đầu tiên mà họ gặp. Nếu họ có thể bay tới trái đất, đương nhiên trình độ công nghệ của họ đã đạt mức cao đến nỗi họ không cần bắt nô lệ, chiếm đoạt thực phẩm hay xâm lăng các hành tinh khác", ông lập luận.

Hoảng hồn với rắn bốn chân từ kỷ Phấn trắng

(Kiến Thức) - Theo hóa thạch khoảng 120 triệu năm tuổi được phát hiện ở vùng đông bắc Brazil, rắn bốn chân từng sống trong kỷ Phấn trắng.

Hoang hon voi ran bon chan tu ky Phan trang
 Theo các nhà khảo cổ học, rắn bốn chân (tên khoa học là Tetrapodophis amplectus) từng sinh sống ở Nam Mỹ vào đầu kỷ Phấn trắng, thường ăn thằn lằn và ếch nhỏ trong các khu rừng nhiệt đới của Gondwana.

Những dấu hiệu sự sống ở hành tinh mới giống Trái đất

(Kiến Thức) - NASA vừa công bố tìm thấy hành tinh mới giống Trái đất nhất từ trước tới nay, vậy dấu hiệu nào chứng tỏ có sự sống trên hành tinh này?

Vừa qua, các nhà khoa học của NASA đã công bố phát hiện về Kepler 452b, một hành tinh mới giống Trái đất nhất từ trước tới nay, được cho là “Trái đất thứ hai”. Phát hiện đột phá của NASA đã khiến cả thế giới hi vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn khi rất nhiều dấu hiệu cho thấy Kepler 452b tồn tại sự sống.

Kepler 452 quay xung quanh một hệ mặt trời giống như Trái đất

Giống như người em họ Trái đất, hành tinh Kepler 452b cũng quay xung quanh một ngôi sao lớn, “Mặt trời” của riêng mình. “Hệ Mặt trời” của Kepler 452b nằm trong chòm sao Cygnus của dải thiên hà Milky Way, cách Trái đất 1.400 năm ánh sáng. Không chỉ có thế, “Mặt trời” của Kepler 452b cũng có rất nhiều điểm tương đồng với Mặt trời của chúng ta, đặc biệt là cùng nhiệt độ, chỉ sáng hơn khoảng 20%. Tuy nhiên, “Mặt trời” của người anh họ Kepler đã 6 tỷ năm tuổi trong khi Mặt trời của chúng ra mới chỉ 4,5 tỷ năm. Ngoài ra, Kepler-452b mất 385 ngày để quay hết một vòng xung quanh “Mặt trời” của mình, khá sát với vòng quay 365 ngày xung quanh Mặt trời của Trái đất.
Nhung dau hieu su song o hanh tinh moi giong Trai dat
Kepler 452b cũng xoay xung quanh một "Mặt trời" của riêng mình như Trái đất. 

Kepler 452b được cho là có khả năng rất lớn có nước trên bề mặt

Theo các chuyên gia của NASA, hành tinh Kepler 452b có quỹ đạo nằm cách ngôi sao gần nhất 93 triệu dặm tương đương khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trời là 92,96 triệu dặm và điều này có thể sẽ giúp nước tồn tại ở dạng lỏng. Ở khoảng cách như vậy, Kepler 452b sẽ có nhiệt độ không quá nóng, không quá lạnh, thích hợp với việc cho phép nước lỏng tồn tại trên bề mặt. Đây được cho là một trong những điều quan trọng nhất để hình thành sự sống.
Nhung dau hieu su song o hanh tinh moi giong Trai dat-Hinh-2
 Rất nhiều khả năng Kepler 452b có nước.

Kepler 452b có nhiều cơ hội để sự sống nảy mầm

Như chúng ta đã biết, ở Trái đất, sinh vật sống đầu tiên xuất hiện cách đây khoảng 3,5 đến 3,8 tỉ năm chứng minh Trái đất cần tới 500 triệu năm để tạo ra sự sống dạng đơn giản đầu tiên. Trong khi đó, “Mặt trời” của Kepler đã 6 tỷ tuổi, tức nghĩa là hành tinh này đã xoay quanh “mặt trời” của mình khoảng 6 tỷ năm, lâu hơn Trái đất 1,5 tỷ năm. Với thời gian đó, có rất nhiều cơ hội để sự sống phát sinh trên bề mặt Kepler nếu thực sự có đủ thành phần cần thiết và điều kiện.
Nhung dau hieu su song o hanh tinh moi giong Trai dat-Hinh-3
 Kepler 452b có rất nhiều điểm tương đồng với người em họ Trái đất.

Kepler 452b có bề mặt tương tự như Trái đất

Để sinh sống, rõ ràng ngoài nước thì đất cũng là điều kiện cần để phát sinh và duy trì sự sống. Tin vui là hành tinh Kepler 452b có bề mặt có thể đứng được trên đó, không giống những hành tinh lớn trong Hệ Mặt trời như sao Mộc hay sao Thổ chỉ tồn tại ở dạng một quả cầu khí khổng lồ. Hơn nữa, theo nghiên cứu thì kích thước của Kepler 452b lớn hơn Trái đất khoảng 60%, nhưng có cùng nhiệt độ và “mặt trời” của Kepler-452b sáng hơn nên nhiệt lượng trên hành tinh này sẽ ấm hơn so với Trái đất. Chính vì vậy, rất có thể người anh họ này sở hữu sự sống phong phú, đa dạng hơn cả Trái đất.

Kepler 452b sở hữu một bầu khí quyển

Theo như nhà nghiên cứu Jon Jenkins, Kepler 452 chắc chắn sở hữu một bầu khí quyển, có thể dày đặc hơn Trái đất, đặc, có mây mù và cùng nhiều núi lửa đang hoạt động nhưng cũng là một dấu hiệu về sự tồn tại của sự sống trên Kepler 452b. Bên cạnh đó, người anh họ cách 1400 năm ánh sáng này có trọng lực mạnh gấp 2 lần Trái đất.

Tuy có nhiều dấu hiệu lạc quan về sự sống trên hành tinh mới giống Trái đất này để vui mừng thực sự chúng ta sẽ phải đợi một thời gian khá dài nữa, khi các nhà khoa học có những bước đi tiếp theo. Dự kiến đến năm 2017, NASA sẽ phóng một vệ tinh mang tên TESS có khả năng cung cấp cho các nhà khoa học thông tin chi tiết về kích cỡ, khối lượng và bầu khí quyển của các hành tinh quay xung quanh các ngôi sao. Lúc đó mọi chuyện sẽ rõ ràng và cụ thể hơn.