Sốc: Loài người khác xây bảo tàng nghệ thuật 65.000 tuổi ở Tây Ban Nha

Hang Cueva de Ardales ở Malaga - Tây Ban Nha là nơi 2 loài người khác nhau để lại hơn 1.000 tác phẩm nghệ thuật và chôn cất người chết.

Nghiên cứu vừa công bố trên PLOS One, dẫn đầu bởi nhà khảo cổ José Ramos-Muñoz từ Trường ĐH Cadiz - Tây Ban Nha đã trình bày một loạt phân tầng cụ thể gồm 50 lớp trầm tích từ 50 niên đại khác nhau ở hang Cueva de Ardales, xác nhận tính cổ xưa của nghệ thuật thời đại đồ đá.

Các bằng chứng cho thấy khoảng 65.000 năm trước, một loài người khác - người Neanderthals, đã tuyệt chủng - tìm đến hang động này để đặt nền móng cho một dạng thánh đường hay bảo tàng lộng lẫy của thời đại đồ đá cũ.

Soc: Loai nguoi khac xay bao tang nghe thuat 65.000 tuoi o Tay Ban Nha

Các nhà nghiên cứu tại hang Cueva de Ardales - Ảnh: RAMOS-MUNOZ

Hàng trăm tác phẩm nghệ thuật được xác định là do loài người khác này vẽ nên, có thể với mục đích trang trí hay tín ngưỡng. Họ đã sử dụng hang động cho đến khoảng 43.000 năm trước rồi đột ngột biến mất.

Vào mốc 35.000 năm trước, tổ tiên Homo sapiens chúng ta tiếp quản hang động và tiếp nối công việc trang trí vách hang, khiến số lượng tác phẩm cổ đại được tìm thấy lên hơn 1.000.

Nhiều mảnh vỡ của đất son cũng được phát hiện trong các lớp trầm tích, cho thấy cách thức 2 loài người đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật. Đất son là vật liệu phổ biến mà người cổ đại sử dụng trong các tác phẩm nghệ thuật và nghi lễ, vẫn còn phổ biến cho đến vài trăm năm trước trong một số nền văn minh.

Theo Science Alert, không có hiện vật liên quan đến cuộc sống thường nhật được tìm thấy, cho thấy hang động không được sử dụng với mục đích sinh sống.

Một số mộ phần cổ xưa - được chôn cất kỹ lưỡng - cũng được tìm thấy trong hang động. Các nhà khoa học chưa xác định được loài cũng như các thông tin về người chết nhưng có ý kiến cho rằng đó rất có thể là những "thành phần tinh hoa" của cả 2 loài.

Nghiên cứu một lần nữa khẳng định điều khó tin nhưng có lẽ hoàn toàn thực tế: Người Neanderthals, loài tuyệt chủng cùng thuộc chi Người (Homo) với chúng ta không hề mông muội. Từng có các bằng chứng cho thấy họ có khả năng chế tác trang sức và công cụ tuyệt hảo, có thể biết dệt sợi, đan lưới... trước cả loài chúng ta và biết chôn cất người chết trong các mộ phần phủ đầy hoa từ vài chục ngàn năm về trước.

Nhà máy bia bên bờ sông Nile: Người Ai Cập “vượt thời gian“?

Tại thành phố cổ Abydos gần sông Nile, các nhà khảo cổ Mỹ và Ai Cập vừa khai quật được tàn tích 5.000 tuổi của một...

Công trình gây sốc cho thấy vào thời điểm mà phần lớn xã hội loài người hãy còn chập chững trong các làng mạc thời đại đồ đá, người Ai Cập đã tổ chức cuộc sống của họ theo cách hiện đại đến không tưởng.

Theo Ancient Origins, cho dù bằng chứng về bia cổ đã được tìm thấy ở nhiều nền văn minh với niên đại 5.000-13.000 năm, nhưng đây là một trong những bằng chứng về hoạt động sản xuất bia "chuẩn" công nghiệp sớm nhất từng được tìm thấy.

Ấn tượng với hang động pha lê dưới lòng đất ở Mexico

Bị chôn vùi dưới núi Naica trong sa mạc Chihuahua là hang động pha lê lớn nhất từng được biết tới.

Được biết hàng chục tinh thể lớn đã nằm trong mỏ Naica hơn nửa thế kỷ. Hầu hết tất cả tinh thể có trọng lượng trên 55 tấn giữ kỷ lục về các tinh thể Selenite lớn nhất trên thế giới. Đã hơn 100 năm từ ngày được phát hiện đến nay các vị trí của tinh thể vẫn giữ nguyên trạng như ban đầu.

Tiến vào hang động, rùng mình phát hiện cảnh tượng gây choáng

Khi khám phá một hang động ở phía Tây Bắc Saudi Arabia, các chuyên gia phát hiện bí mật rùng rợn. Đó là hang động chất đầy xương người, động vật.

Tien vao hang dong, rung minh phat hien canh tuong gay choang
Trong quá trình khám phá Umm Jirsan - hang động được hình thành từ dung nham núi lửa  dài khoảng 1,5 km ở Tây Bắc Saudi Arabia, các chuyên gia phát hiện hàng trăm nghìn bộ xương. Theo đó, bí mật về hang động chất đầy xương người, động vật được phơi bày ra ánh sáng.