Sốc "31/67 người ở Hà Nội tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong máu"

(Kiến Thức) - Trong số 67 người tại Hà Nội tham gia xét nghiệm nồng độ thuốc bảo vệ thực vật trong máu, có tới 31 người ở mức nguy cơ.

Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) vừa công bố xét nghiệm nồng độ thuốc bảo vệ thực vật trong máu thực hiện từ ngày 19/1/2018 cho thấy đối với nhóm 67 người ở Hà Nội cho thấy, có đến 31/67 người ở mức nguy cơ.
Đây là xét nghiệm định tính định kỳ của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường trên các mẫu ngẫu nghiên, tất cả 67 người tham gia xét nghiệm (32 nam, 35 nữ) là học viên tại một lớp học thuộc Trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn đến từ 4 huyện ngoại thành Hà Nội gồm Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh, Hoài Đức.
Theo Báo Sức khỏe đời sống, cách thức xét nghiệm là: Lấy kim chích vào đầu ngón tay, giọt máu đầu tiên rỉ ra bị lau bỏ, những giọt tiếp theo bị hút vào một ống thủy tinh đem ly tâm, tách lấy huyết tương, nhỏ trên giấy thử.
Sau 5-7 phút, nếu giấy thử vẫn giữ nguyên màu vàng là bình thường; chuyển màu vàng sậm là ở mức an toàn; chuyển màu xanh là nhóm có nguy cơ, còn xanh đậm là mức độ nguy hiểm, rủi ro cao.
Kết quả trong tổng số 67 người tham gia chỉ có 35 người ở mức an toàn; 31 người ở mức nguy cơ (tức là đang có thuốc bảo vệ thực vật lưu tồn trong máu); 1 người ở mức rủi ro (nguy hiểm hơn mức nguy cơ).
Đáng nói là, hầu hết là cán bộ từ lãnh đạo xã, giám đốc, phó giám đốc các trung tâm học tập cộng đồng xã, thị trấn, nhân viên bảo vệ thực vật, văn hóa, giáo dục… không trực tiếp tham gia vào sản xuất trên ruộng đồng như nông dân.
Trao đổi với báo chí, PGS.TS Doãn Ngọc Hải - Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường cho biết, dù diện nghiên cứu rất hẹp song kết quả này cũng khá giật mình là lời cảnh tỉnh với tất cả người dân.
Tình trạng lạm dụng thuốc BVTV hiện nay rất nguy hiểm. Ảnh: Sức khỏe đời sống.
Tình trạng lạm dụng thuốc BVTV hiện nay rất nguy hiểm. Ảnh: Sức khỏe đời sống. 
Cũng theo thông tin của Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Mọi người dân từ người trực tiếp sản xuất đến người sử dụng, từ thành thị đến nông thôn đều có nguy cơ cao hấp thụ thuốc trừ sâu vào máu. thông thường thuốc bảo vệ thực vật tồn dư ở thực phẩm, do người dân sử dụng, làm đồng, phun thuốc bảo vệ thực vật.
Những người sống chung trong gia đình có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì nguy cơ nhiễm thuốc bảo vệ thực vật có thể xảy ra.
Nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trong máu không chỉ với người làm nông, gia đình ở nông thôn mà những người ở thành phố cũng có nguy cơ nhiễm bởi tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm như rau, quả. Khi ăn thực phẩm còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật thì nguy cơ nhiễm độc rất lớn.
Khi ngộ độc thuốc trừ sâu ở dạng cấp tính, người bệnh sẽ có những triệu chứng dễ thấy như nôn mửa, nhức đầu, chóng mặt, đổ mồ hôi...
Tuy nhiên khi ở dạng ngộ độc mạn tính, các biểu hiện thường không rõ ràng nên dễ bị bỏ qua. Lúc này, chất độc sẽ chuyển hoá qua gan, gây nên rối loạn thần kinh, mất ngủ, kém trí nhớ, mờ mắt, giảm thính lực, suy nhược cơ thể, ở phụ nữ dễ gặp tai biến sảy thai, đẻ non, gây dị tật bẩm sinh ở trẻ, ung thư...

Nỗi ám ảnh mang tên thuốc diệt cỏ

Để tăng năng suất cây trồng, có mùa màng bội thu thì thuốc diệt cỏ là một phần không thể thiếu của bà con nông dân. Song, gần đây nó lại trở thành nỗi ám ảnh của nhiều gia đình khi sản phẩm này được sử dụng sai mục đích.

Có người dùng nó để tự kết liễu đời mình, người lại dùng để hãm hại người khác, để rồi họ phải hứng chịu những hậu quả đau lòng. Với những con số thống kê của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, chúng tôi đã không khỏi giật mình bởi số người ngộ độc thuốc diệt cỏ ngày càng có xu hướng gia tăng.
Không khó khăn gì để mua thuốc diệt cỏ.
 Không khó khăn gì để mua thuốc diệt cỏ.

Lộ nguyên nhân ngộ độc tập thể kinh hoàng ở Sơn La

Căn cứ vào việc phát hiện nhiều bao bì thuốc bảo vệ thực vật bên cạnh mó nước, có thể tạm kết luận nguyên nhân ngộ độc tập thể ở bản Nong Cóc, Sơn Là do nguồn nước bị ô nhiễm.

Liên quan đến vụ ngộ độc tập thể, Sở Y tế Sơn La đã cử đoàn cán bộ cùng đoàn công tác của Bệnh viện Bạch Mai trực tiếp điều tra, giám sát, lấy mẫu nước làm xét nghiệm và triển khai các biện pháp xử lý khắc phục hậu quả. Đoàn kiểm tra tiến hành lấy mẫu nước và làm các xét nghiệm, trong đó phát hiện 4 mẫu nước dương tính với Paraquat (thuốc diệt cỏ).
Tại bản Suối Khoang nơi xảy ra ngộ độc, toàn bộ hộ dân sử dụng chung mó nước (khu vực mó nước thuộc bản Nong Cóc, xã Tân Lập). Khu vực mó nước nằm ở giữa 2 sườn đồi được người dân phát rẫy làm nương trồng ngô, sắn, củ rong… Tại thời điểm giám sát phát hiện xung quanh mó nước và bên trên các nương phía trên mó nước có nhiều bao bì thuốc trừ rầy, thuốc bảo vệ thực vật được người dân sử dụng. Do đó, theo kết luận, nguyên nhân ngộ độc nghi do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.

Gia Lai: Ngộ độc tập thể khiến nhiều người nhập viện

Sau bữa tiệc uống cả bia lẫn rượu, nhiều người có biểu hiện ngộ độc tập thể và được đưa đi cấp cứu.

Ngày 9/7, tại TP.Pleiku (Gia Lai) đã xảy ra một vụ ngộ độc tập thể khiến nhiều người nhập viện cấp cứu. Thông tin ban đầu, có 4 nạn nhân nam được cấp cứu tại bệnh viện (trong đó, 3 người được cấp cứu tại Trung tâm Y tế TP.Pleiku và 1 người ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) với biểu hiện: chóng mặt, nôn ói, đau bụng và đi cầu phân lỏng.
Gia Lai: Ngo doc tap the khien nhieu nguoi nhap vien
 Các bệnh nhân nhập viện vẫn còn nôn ói.
>>>> Video: 10 nguyên tắc vàng để tránh ngộ độc thức ăn:
Bác sĩ Lê Thị Thúy Anh - Trung tâm Y tế TP.Pleiku cho biết: "Bệnh viện đã tiến hành ghi nhận tình trạng ban đầu, lấy các mẫu để kiểm tra. Theo chẩn đoán, các bệnh nhân bị ngộ độc nghi do rượu và được điều trị theo phác đồ điều trị ngộ độc chung. Chờ có kết quả xét nghiệm, chúng tôi mới có thể đưa ra kết luận và tiến hành điều trị cụ thể cho các bệnh nhân".
Theo anh Nguyễn Văn Út (trú thôn Linh Nham, xã Đắk D’Răng, huyện Mang Yang), trưa cùng ngày, anh cùng các nạn nhân tham dự tiệc khai trương quán của một người quen (tại đường Phan Đình Phùng, TP.Pleiku). Sau bữa tiệc khoảng 1 giờ, hơn 10 người bắt đầu có các triệu chứng choáng, nôn ói. Những người bị nặng liền được đưa đi cấp cứu.
“Bữa tiệc ngoài các món ăn thông thường do gia đình nấu, mọi người còn uống bia và rượu. Những người uống bia thì không bị sao, chỉ có những ai uống rượu mới bị ngộ độc. Tuy nhiên có một số người uống rượu vẫn không bị sao”, anh Út nói.