Hàn Quốc phát triển vắc xin phòng bệnh than

Nhóm nghiên cứu của GC Biopharma Corp, công ty dược phẩm tại Hàn Quốc đã phát triển thành công vắc xin phòng bệnh than tái tổ hợp đầu tiên trên thế giới.

Nhóm nghiên cứu của GC Biopharma Corp, công ty dược phẩm tại thành phố Yongin của Hàn Quốc, thông báo họ đã phát triển thành công vắc xin phòng bệnh than tái tổ hợp đầu tiên trên thế giới, với sự hợp tác của Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) trong 28 năm nghiên cứu.

Theo hãng tin Yonhap, đây là một bước tiến quan trọng trong lộ trình tự chủ nguồn cung vắc xin và cũng có thể mở ra tiềm năng xuất khẩu lớn cho loại vắc xin mới với ít tác dụng phụ hơn.

Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) đã hợp tác với công ty tư nhân GC Biopharma Corp. để phát triển loại vắc xin này. Khác với vắc xin thông thường, vắc xin có tên gọi Barythrax inj. sử dụng một dòng vi khuẩn Bacillus brevis không sinh độc tố để sản xuất kháng nguyên bảo vệ (PA) - yếu tố then chốt trong việc tạo miễn dịch. Phương pháp này giúp giảm đáng kể nguy cơ tiếp xúc với độc tố và các tác dụng phụ, nhờ đó nâng cao tính an toàn và hiệu quả kinh tế so với các loại vắc xin hiện hành.

Loại vắc xin mới được Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) cấp phép lưu hành vào tháng 4 vừa qua. Chia sẻ tại một buổi họp báo, KDCA cho biết, với bước tiến này, lần đầu tiên Hàn Quốc có thể tự sản xuất và cung ứng vắc xin phòng bệnh than, chấm dứt hoàn toàn việc phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu.

Cho đến nay, Hàn Quốc vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu vắc xin phòng bệnh than Biothrax do Công ty Mỹ Emergent BioSolutions Inc. sản xuất.

Bên cạnh việc chủ động dự trữ nguồn cung nội địa, KDCA và GC Biopharma kỳ vọng sẽ thu hút những đơn hàng lớn từ các nước chưa có khả năng tự sản xuất vắc xin phòng bệnh than. Nhu cầu toàn cầu đối với loại vắc xin này dự kiến tăng, đặc biệt khi bệnh than vẫn là mối lo ngại về sức khỏe cộng đồng khi một số nước ghi nhận các đợt bùng phát gần đây.

Các nhân viên đang làm việc tại nhà máy sản xuất vắc xin phòng bệnh than của Công ty GC Biopharma, đặt tại Hwasun, tỉnh Nam Jeolla (Ảnh: Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc)

Các nhân viên đang làm việc tại nhà máy sản xuất vắc xin phòng bệnh than của Công ty GC Biopharma, đặt tại Hwasun, tỉnh Nam Jeolla (Ảnh: Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc)

"Để thay thế các sản phẩm vắc xin phòng bệnh than hiện có trên thị trường, chúng tôi sẽ tập trung nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của sản phẩm và đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị nhằm xuất khẩu Barythrax" - ông Lee Jae-woo, Giám đốc phát triển của GC Biopharma, chia sẻ.

Ông cũng cho biết thêm, vắc xin phòng bệnh than là một phần trong nỗ lực đóng góp xã hội của GC Biopharma, đồng thời nhấn mạnh rằng công ty đã thu được lợi nhuận đáng kể từ các loại vắc xin thủy đậu và cúm mùa - những dòng sản phẩm chủ lực mang lại doanh thu lớn.

KDCA bắt đầu nghiên cứu cơ bản về vắc xin phòng bệnh than từ năm 1997. Đối tác GC Biopharma, tiền thân là Green Cross, chính thức tham gia dự án này từ năm 2002. Tổng vốn đầu tư cho dự án lên đến 30 tỷ won (22 triệu USD).

Từ khi bệnh than được đưa vào danh mục bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải khai báo tại Hàn Quốc vào năm 2000, nước này chưa ghi nhận bất kỳ ca nhiễm nào.

Vắc xin tái tổ hợp phòng bệnh than mới của Hàn Quốc. Ảnh: GC Biopharma Corp

Vắc xin tái tổ hợp phòng bệnh than mới của Hàn Quốc. Ảnh: GC Biopharma Corp

Năm 2023, Zambia ghi nhận hơn 600 ca bệnh than, trong khi Uganda xác nhận 251 ca trong năm 2024. Một số quốc gia như Lào, Thái Lan và Cộng hòa Dân chủ Congo cũng ghi nhận các ca tử vong vì căn bệnh này trong những năm gần đây.

Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc phê duyệt vắc xin hồi tháng 4. Như vậy sau Mỹ, Anh và Nga, Hàn Quốc là quốc gia thứ tư tự chủ được mũi tiêm phòng bệnh này.

Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên và duy nhất trên thế giới sản xuất vắc xin phòng bệnh than sử dụng công nghệ protein tái tổ hợp, nhằm làm giảm nguy cơ tác dụng phụ. Vắc xin bệnh than truyền thống, được làm từ chính vi khuẩn, chứa các thành phần độc hại có thể dẫn đến phản ứng bất lợi.

Bệnh than là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Bacillus anthracis gây nên. Mầm bệnh có trong đất, nước và cây cỏ bị nhiễm bẩn. Bào tử của vi khuẩn này có thể tồn tại ở điều kiện thông thường trong nhiều năm song vẫn duy trì được khả năng gây bệnh.

Ở người, vi khuẩn gây ba thể bệnh, gồm nhiễm qua da, nhiễm qua đường hô hấp, đường tiêu hóa. Thể nhiễm qua da phổ biến và ít nguy hiểm nhất. Thể nhiễm qua đường hô hấp có thể dẫn tới tử vong, còn thể nhiễm qua đường tiêu hóa sẽ gây đau bụng, nôn, tiêu chảy.

Đối tượng cần tiêm vắc xin Zona tránh biến chứng nặng

Vắc xin Zona là lá chắn bảo vệ hiệu quả, phòng bệnh và giảm đau đớn cùng các biến chứng nặng nề do bệnh zona gây ra.

Thủy đậu khởi phát của Zona

Ít ai biết rằng virus gây thủy đậu thuở nhỏ Varicella Zoster (VZV) không biến mất mà “ngủ yên” trong cơ thể, chờ một ngày hệ miễn dịch suy yếu, căng thẳng, suy nhược cơ thể, tuổi cao để tái hoạt động dưới hình hài mới: bệnh Zona.

Cảnh giác với nguy cơ tiềm ẩn của cúm B sau “vỏ bọc” hạ sốt

Bệnh nhi 3 tuổi ở Hà Nội mắc cúm B biến chứng viêm phế quản do chưa tiêm vắc xin, tự ý dùng kháng sinh khiến bệnh không thuyên giảm.

Mặc dù đang là mùa hè, dịch cúm vẫn ghi nhận nhiều ca bệnh mới với biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng. Trường hợp bệnh nhi Đ.B.L., 3 tuổi, tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) là lời cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm cúm B và hậu quả khi chậm trễ điều trị.

Biến chứng từ một cơn sốt tưởng chừng đơn giản

Hong Kong phát triển vắc xin cúm không cần tiêm

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hong Kong đã phát triển vắc xin cúm không cần tiêm, hoạt động dựa trên hai cơ chế chính là sử dụng kỹ thuật di truyền để chèn mã gen người vào virus cúm và làm bất hoạt khả năng sinh sản của virus.

Theo VTV, một nhóm nghiên cứu y khoa từ Đại học Hong Kong (Trung Quốc) đã phát triển các loại vắc xin cúm mà không cần tiêm.
Loại vắc xin mới này mở ra triển vọng trong việc phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả hơn, đặc biệt trong bối cảnh các chủng virus liên tục biến đổi và ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại vắc xin truyền thống.