Sở Y tế Hà Nội: Các bệnh viện không được từ chối ca F0 nặng

Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập triển khai các giải pháp giảm nguy cơ tử vong do COVID-19.

Ngày 26/12, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản 23401/SYT-NVY chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập triển khai các giải pháp giảm tử vong do COVID-19.
Theo nội dung văn bản, trước hết, các trường hợp nghi ngờ, ca bệnh xác định nhiễm nCoV cần được phân loại, đánh giá nguy cơ, chẩn đoán, đánh giá mức độ lâm sàng để phân luồng, chuyển tuyến, tiếp nhận và điều trị kịp thời.
Người bệnh đến khám, chữa bệnh phải được sàng lọc kỹ, đặc biệt lưu ý hỏi về lịch sử tiêm chủng vắc xin COVID-19 (100% đối với người bệnh phải nhập viện, ghi nhận tại phiếu khám vào viện).
Đồng thời, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh phải sắp xếp luồng di chuyển, khu vực khám, buồng bệnh ưu tiên để bảo vệ nhóm nguy cơ cao gồm: Người trên 50 tuổi, mắc bệnh nền, chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vắc xin phòng COVID-19.
"Mỗi cơ sở tiếp nhận, điều trị COVID-19 phải sẵn sàng điều trị 2 tầng để xử trí cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 chuyển độ", văn bản nêu rõ.
So Y te Ha Noi: Cac benh vien khong duoc tu choi ca F0 nang
Cán bộ y tế tại trạm y tế lưu động thăm khám sức khỏe cho người dân. Ảnh: Sở Y tế Hà Nội. 
Sở Y tế Hà Nội đặc biệt yêu cầu tất cả bệnh viện không được từ chối bệnh nhân diễn biến nặng, nguy kịch, đảm bảo F0 được chuyển đến cấp cứu tại cơ sở khám, chữa bệnh gần nhất.
Sau khi sức khỏe của bệnh nhân ổn định, bệnh viện thực hiện khám, phân loại mức độ bệnh và đánh giá nguy cơ để phân luồng đến nơi điều trị phù hợp.
Các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 cung ứng đầy đủ thuốc, vật tư tiêu hao, trang thiết bị, trang phục phòng hộ cá nhân; rà soát lại cơ sở hạ tầng, hệ thống oxy (bình, bồn, chai, thiết bị phụ trợ) bảo đảm tồn trữ và cung cấp oxy y tế cho người bệnh từ tuyến cơ sở đến các bệnh viện theo phân tầng điều trị.
Trước đó, ngày 22/12, Bộ Y tế có Công điện 2146/CĐ-BYT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm giảm tử vong do COVID-19.
Hôm 16/12, Bộ Y tế cũng đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện trực thuộc trường đại học, y tế bộ ngành yêu cầu triển khai các biện pháp giảm nguy cơ tử vong người bệnh COVID-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Trong đó, Bộ Y tế nhấn mạnh hiện chưa ghi nhận biến chủng Omicron tại Việt Nam nhưng nguy cơ xâm nhập và lây lan vào nước ta là rất lớn. Bên cạnh đó là các biến chủng đang lưu hành sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc COVID-19 ở nhóm nguy cơ như người trên 50 tuổi, có bệnh nền, chưa được tiêm hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ.
Vì vậy, việc quản lý, bảo vệ và phát hiện sớm người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 qua đó kịp thời theo dõi sức khỏe, điều trị sớm, hạn chế tử vong là yêu cầu cấp thiết.
Theo Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 25/12, tổng số bệnh nhân COVID-19 tại thành phố hiện đang điều trị là 19.730 người, trong đó có hơn 10.000 người đang điều trị tại nhà, gần 5.000 người điều trị tại các cơ sở thu dung quận, huyện; số còn lại điều trị tại các bệnh viện trung ương và Hà Nội, cơ sở thu dung điều trị của thành phố.

Trưa 8/10, Hà Nội thêm 1 ca Covid-19 ở huyện Mỹ Đức

Sở Y tế Hà Nội thông tin, trưa nay, thành phố ghi nhận 1 ca mắc Covid-19 tại khu cách ly. Bệnh nhân có địa chỉ ở huyện Mỹ Đức.

Ca mắc Covid-19 mới là chị C.T.B, sinh năm 1991 ở Hương Sơn, Mỹ Đức. Bệnh nhân về từ tỉnh Bình Dương.

Ngày 19/9, chị B. về đến Hà Nội và được chuyển đi cách ly tập trung tại huyện Thường Tín. Ngày 8/10, người này được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.

Hà Nội 268 ca COVID-19/ngày: Có bung có toang?

Bản tin Bộ Y tế tối 9/11, TP Hà Nội ghi nhận 268 trường hợp nhiễm mới trong ngày. Nhiều ý kiến lo lắng đặt câu hỏi, liệu có bung, có toang?

Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, PGS.TS Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và Phát triển cộng đồng cho rằng, những ngày qua, số ca nhiễm COVID-19, đặc biệt số ca trong cộng đồng tại Hà Nội ngày một gia tăng. Riêng ngày 9/11, Hà Nội ghi nhận đến 268 ca nhiễm, đây cũng là số ca mắc cao nhất trong đợt dịch thứ 4.
“Điều đó chứng tỏ nguy cơ bùng phát dịch bệnh tại Hà Nội là rất cao. Tại sao trong khi đã có Nghị quyết 128 của Chính phủ, Hà Nội cũng đã có chủ trương siết chặt, kiểm soát dịch bệnh song hành cùng phát triển kinh tế, số ca nhiễm dần tăng cao như vậy? Vấn đề là Hà Nội phải tăng cường quản lý từ cấp cơ sở nhưng dường như thời gian qua có vẻ đã lơ là” - bà An nêu ý kiến.

Hà Nội thêm 104 ca COVID-19, có 64 ca cộng đồng

Ngày 4/11, Hà Nội ghi nhận 104 ca Covid-19, trong đó có 64 ca cộng đồng, 31 ca ở khu cách ly và 9 ca khu phong tỏa.

104 ca Covid-19 mắc mới phân bố tại Ba Đình (21), Gia Lâm (15); Hà Đông (12); Mê Linh (12); Quốc Oai (9); Hoàng Mai (6); Long Biên (5); Nam Từ Liêm (4); Bắc Từ Liêm (4); Hai Bà Trưng (4); Đông Anh (3); Cầu Giấy (2); Thanh Xuân (2); Tây Hồ (1); Sóc Sơn (1); Đống Đa (1); Quốc Oai (1); Hoài Đức (1).

Trong đó, có 64 ca Covid-19 cộng đồng phân bố tại quận Ba Đình (21); Hà Đông (12); Gia Lâm (12); Hoàng Mai (3); Hai Bà Trưng (3); Thanh Xuân (2); Bắc Từ Liêm (2); Đông Anh (2); Long Biên (2); Tây Hồ (1); Sóc Sơn (1); Cầu Giấy (1); Nam Từ Liêm (1); Mê Linh (1).