Số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh, 30 trường hợp tử vong

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện cả nước ghi nhận khoảng 77.000 ca sốt xuất huyết (tăng hơn 10.000 ca so với tuần trước), trong đó có 30 trường hợp tử vong.

Bộ Y tế cho biết, hiện đang là cao điểm mùa dịch sốt xuất huyết. Số ca mắc liên tục tăng cao tại nhiều tỉnh, thành phố trong những tuần gần đây, chủ yếu ở khu vực miền Nam và một số tỉnh miền Trung.

Năm nay số ca sốt xuất huyết nặng tăng nhanh, cao hơn nhiều so với cùng kỳ hai năm trước. Số trẻ em tử vong do sốt xuất huyết nhiều hơn người lớn, trong khi những năm trước số người lớn tử vong nhiều hơn.

So ca mac sot xuat huyet tang manh, 30 truong hop tu vong

Nguyên nhân được Bộ Y tế chỉ ra, do dịch sốt xuất huyết có tính chất chu kỳ, thời điểm mùa hè thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho lăng quăng, bọ gậy phát triển. Bên cạnh đó sự giao lưu đi lại của người dân cao, trong khi ý thức và hành vi vệ sinh phòng bệnh của người dân chưa tốt, còn chủ quan, lơ là, không chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Bộ Y tế dự báo số ca mắc sốt xuất huyết thời gian tới tiếp tục gia tăng và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Theo Bộ Y tế, khi mắc sốt xuất huyết và tự điều trị tại nhà, người bệnh lưu ý không được uống acid acetylsalicylic (aspirin), mefenemic acid (ponstan), ibuprofen hay các chất chống viêm không-steroid khác (NSAID) hay các thuốc steroid. Nếu đã uống các thuốc này, người bệnh cần tới bác sĩ để thăm khám. Người bệnh không cần thiết uống kháng sinh.

6 điều cần làm để phòng bệnh sốt xuất huyết

1. Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.

2. Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh...

3. Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.

4. Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.

5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Nguy kịch vì sốt xuất huyết lại điều trị rối loạn tiêu hóa

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, tiếp nhận 2 trường hợp trẻ sốc sốt xuất huyết dengue kèm suy hô hấp, rối loạn đông máu, tổn thương gan nặng.

Bệnh nhi nam L. A. S (12 tuổi, Tân Phú) sốt cao liên tục, ói tiêu chảy 4 - 5 lần, người nhà nghĩ trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên mua thuốc uống nhưng không đỡ, trẻ mệt tay chân lạnh nên đưa vào bệnh viện địa phương.

Nguy kich vi sot xuat huyet lai dieu tri roi loan tieu hoa
 Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, vừa tiếp nhận 2 trường hợp trẻ sốc sốt xuất huyết dengue kèm suy hô hấp, rối loạn đông máu, tổn thương gan nặng.
Trẻ được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết dengue nặng ngày 4, suy hô hấp, rối loạn đông máu, được truyền dịch chống sốc, diễn tiến không thuận lợi nên chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Bệnh nhân sốt xuất huyết tăng 53%, 22 người đã tử vong

Đã có hơn 43.600 ca mắc sốt xuất huyết. So với cùng kỳ năm 2021, số mắc tăng 53%, tử vong tăng 17 trường hợp, trong đó, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Nam.

Bộ Y tế cho hay theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 43.628 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH), 22 trường hợp tử vong tại TP HCM (6), Bình Dương (5), Tây Ninh (3), Đồng Nai (3), Đồng Tháp (1), Sóc Trăng (1), Bạc Liêu (1), Long An (1), Bình Phước (1).

So với cùng kỳ năm 2021, số mắc tăng 53%, tử vong tăng 17 trường hợp. Trong đó, số mắc và tử vong tập trung chủ yếu ở khu vực miền Nam.

Sốt xuất huyết lại bị tiêm vào cơ, bé gái 7 tuổi nguy kịch

Dù đã được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết, bé gái 7 tuổi (ngụ Đồng Nai) vẫn được một phòng mạch tư chỉ định tiêm hai mũi thuốc vào mông. Bé nguy kịch vì sốc sốt xuất huyết.

Mẹ bé cho biết, vào ngày sốt thứ nhất, bé được đưa tới khám tại phòng mạch tư. Lúc đó bé được chẩn đoán có thể mắc sốt xuất huyết và chỉ định chích thuốc vào mông. Hôm sau bé vẫn còn sốt cao nên mẹ đưa tới khám tại cơ sở y tế tư nhân này và tiếp tục được chích thêm một mũi thuốc.

Sot xuat huyet lai bi tiem vao co, be gai 7 tuoi nguy kich
BSCKII Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực Nhiễm và Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 2, đang khám cho một bệnh nhi. Ảnh minh họa