Sáng nay, Hà Nội sương mù dày đặc, ô nhiễm không khí nhất thế giới

Tới gần 10h sáng nay (2/2/), Hà Nội vẫn đang mù mịt sương, tầm nhìn giảm xuống đáng kể. Cùng với đó, chỉ số chất lượng không khí (AQI) rơi vào mức ô nhiễm nhất thế giới.

Tới gần 10h sáng nay (2/2/), Hà Nội vẫn sương mù dày đặc, tầm nhìn giảm xuống đáng kể, gây hạn chế cho việc lưu thông. Không chỉ vậy, người dân còn cảm nhận được tình trạng ô nhiễm không khí.
Thông tin trên trang IQAir ghi nhận chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội sáng nay là 257 - mức ô nhiễm cao nhất thế giới. Theo bảng chú giải, chỉ số AQI của Việt Nam ở mức tím - rất không tốt. Chỉ có duy nhất một thành phố khác đang ở mức này với Hà Nội là Sarajevo (Bosnia & Herzegovina) nhưng chỉ số thấp hơn nhiều (208).
Chất gây ô nhiễm chính là bụi mịn PM2.5, nồng độ hiện là 191,7µg/m3 cao gấp 38 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Dữ liệu chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội được thu thập từ 15 trạm kiểm soát không khí. Trong đó có Mạng lưới giám sát chất lượng không khí Hà Nội, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội.
Sang nay, Ha Noi suong mu day dac, o nhiem khong khi nhat the gioi
 Chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội vào lúc 9h sáng nay. Ảnh: IQAir.
Ngày 15/1, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khuyến cáo cộng đồng các biện pháp bảo vệ sức khỏe trước ảnh hưởng của ô nhiễm không khí.
Theo đó, khi chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu (AQI ở mức 201 - 300), Bộ Y tế khuyến cáo:
Đối với người bình thường
- Tránh các hoạt động ngoài trời trong thời gian dài hoặc tham gia các hoạt động vận động cần gắng sức. Khuyến khích thực hiện các hoạt động trong nhà.
- Tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao. Nếu phải hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao nên sử dụng các loại khẩu trang có thể ngăn ngừa bụi mịn.
- Nếu phải tham gia giao thông nên tăng cường sử dụng các phương tiện công cộng, hạn chế sử dụng xe máy, xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
- Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.
- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Đối với những người nhạy cảm
- Tránh tất cả các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà hoặc chuyển sang ngày khác khi chỉ số chất lượng không khí tốt hơn. Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.
- Nếu bắt buộc phải ra khỏi nhà cần hạn chế tối đa thời gian thực hiện các hoạt động ngoài trời và sử dụng các loại khẩu trang có thể ngăn ngừa bụi mịn. Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Theo dõi sức khỏe, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.
* Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại

Ô nhiễm không khí mức nguy hại, trẻ em có được nghỉ học?

Chuyên gia cho rằng cũng như khi thời tiết quá giá lạnh, trẻ em cần được nghỉ học khi các chỉ số ô nhiễm không khí đạt mức nguy hại.

Chị Phan Thị Xuân Hương (32 tuổi) đang băn khoăn về việc có nên sinh thêm con thứ hai vì lo lắng con không được lớn lên trong một môi trường an toàn. Chị Hương đùa rằng đứa trẻ không được lựa chọn sinh ra ở đâu, nhưng bố mẹ thì có thể, và chị muốn lựa chọn tốt nhất cho con chị.

Chú ý 7 lợi ích của việc ăn đu đủ khi bụng đói mỗi ngày

Ăn đu đủ khi bụng đói mỗi ngày sẽ giúp bạn tiêu hóa tối ưu, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, giải độc tự nhiên, ổn định lượng đường trong máu...

Đu đủ rất giàu enzyme papain mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, đặc biệt là đối với sức khỏe tiêu hóa. Ăn một bát đu đủ mỗi ngày khi bụng đói có thể giúp bạn tránh khỏi chứng táo bón ngoài việc nuôi dưỡng cơ thể bằng nhiều loại vitamin và khoáng chất.

Khí công trị bệnh nóng trong

(Kienthuc.net.vn) - Bệnh nóng trong là bệnh do nhiệt năng toàn thân tăng lên mà cơ thể không thể tự điều chỉnh. Bệnh nhân cảm thấy khó chịu, đôi lúc nôn khan, không tự chủ, tiểu tiện nước vàng và thường sinh táo bón. Ngoài việc đến khám bệnh tại các  trung tâm y tế, người bệnh nên tập tĩnh công theo bài tập sau để kết hợp trị liệu.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Thanh tịnh theo pháp giới:
Chọn nơi cao, thoáng với tiên thiên thanh bình để luyện, như gần sông biển, rừng già, núi cao càng tốt. Khoanh chân ngồi kiết già hoặc bán già, 2 bàn tay đặt chồng lên nhau, trên dưới tùy ý. Bàn tay phải trên là kiết tường (an vui), bàn tay trái trên là hàng ma (trị tà), ví trí 2 chân cũng vậy. Đức Phật khi còn tại thế thường ngồi tọa trong tư thế chân hàng ma tay kiết tường, vì mặt đất là âm nặng, năng lượng xấu phải hàng ma và hư không năng lượng thanh nhẹ thì kiết tường để tâm dễ an trụ, khi đó nội tư yên tĩnh, hơi thở tự nhiên. Tinh thần hướng về hư không thanh tịnh. Với pháp này tâm thần dần dần buông thư và thanh tịnh theo pháp giới của tự thân và hư không.

Buông thả: Vẫn ở tư thế trên, người tập nhắm mắt lại quán về cảnh giới thanh tịnh (vô hình tướng) trong tâm tĩnh như sông hồ, biển cả, mây trời để tâm thân lắng dịu dần. Người tập quán chiếu (thấy biết) trong nội tâm của mình, gọi là của quán. Từ thấy biết đến giả quán để trở về không quán (rỗng lặng), tức là tâm thân sẽ buông xả và thanh tịnh.

Hòa hợp: Sau đó người tập quán tưởng (tư tưởng nghĩ) mình đang luyện tập giữa mùa thu xanh trong và mát mẻ, trong khung cảnh trên để hòa hợp bản thể với tự nhiên.

Tâm xả nhiệt nạp thanh: Người tập cảm nhận không gian là sương mù dày đặc mát mẻ. Khi thở ra, cơ thể như xẹp lại và cảm nhận khí nóng toàn thân lan tỏa ra ngoài. Khi hít vào cảm nhận khí mát của tự nhiên lan toả khắp toàn thân.   
BS Nguyễn Văn Thắng (Chủ nhiệm CLB Khí công Thăng Long)