Sai lầm tai hại khi ăn bưởi, nhiều người vẫn mắc phải mà không biết

Dưới đây là những lưu ý cần tránh khi ăn bưởi để không rước bệnh và gây hại cho cơ thể:

Ăn khi đói

Bưởi chứa một lượng axit rất lớn. Nếu ăn khi đói nó sẽ làm hại dạ dày, đặc biệt với những người đang áp dụng kiểu giảm cân với bưởi. Nhiều người sau khi giảm cân xong lại phải điều trị chứng đau dạ dày hay bị viêm loét dạ dày bởi ăn bưởi khi đói.

Thời điểm ăn bưởi tốt nhất là sau khi ăn cơm hoặc đã ăn một chút gì đó lót dạ. Như vậy bưởi sẽ phát huy tác dụng cải thiện tiêu hóa cho bạn. Đồng thời hạn chế việc tăng cholesterol trong máu.

Sai lam tai hai khi an buoi, nhieu nguoi van mac phai ma khong biet

Không ăn cùng cà rốt, dưa chuột

Cà rốt, dưa chuột không được ăn cùng bưởi. Nếu ăn cùng sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng của vitamin C trong bưởi.

Ăn khi đang sử dụng thuốc

Các bệnh nhân đang sử dụng thuốc thường tẩm bổ cho bản thân các loại quả tươi để cung cấp vitamin, khoáng chất tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên phải dựa vào tình trạng bệnh để biết bạn có được ăn dâu tây, mận, nho, đào,… hay không

Nếu đang uống thuốc chuống dị ứng nhất định tốt hơn hết là không ăn và uống nước ép bưởi, nhẹ có thể đau đầu, tim đập nhanh, … nguy hiểm có thể dẫn đến đột tử. Bưởi khi kết hợp với một số thành phần như: Dung dịch Cyclosporine, chất caffeine, canxi đối kháng, Cisapride,.. rất dễ gây ra các tác dụng phụ.

Sai lam tai hai khi an buoi, nhieu nguoi van mac phai ma khong biet-Hinh-2

Ăn khi mắc bệnh về tiêu hóa

Bưởi tính lạnh, khiến cho người bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng nghiêm trọng. Do vậy, nếu trong người yếu thì không nên ăn nhiều bưởi. Người bị rối loạn tiêu hóa ăn bưởi sẽ khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Trong bưởi chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C, người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên ăn bưởi bởi trong bưởi chứa acid, các chất hữu cơ làm tăng acid trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng, nhất là bưởi chua.

Ăn bưởi cùng gan lợn

Trong gan lợn có chứa đồng, sắt, kẽm… nếu như kết hợp với vitamin C trong bưởi, sẽ làm tăng tốc độ oxy hóa kim loại, đồng thời làm mất giá trị dinh dưỡng vốn có.

Lê được ăn sống hay nấu chín, giá trị dinh dưỡng nào tốt hơn?

Lê, mọi người đều thích ăn, về phương pháp ăn uống, có người thích ăn sống và có người thích ăn chín, vậy sự khác biệt giữa hai phương pháp ăn này là gì?

Bạn có biết lê không?

Lê là một loại quả phổ biến, hầu hết lá hình bầu dục, hoa màu trắng, vàng và hồng, có năm cánh, quả chủ yếu là hình tròn. Lê thuộc họ táo Rosaceae phân họ táo của thực vật hai lá mầm Angiosperm phylum. Cùi lê thơm ngon, mọng nước, có vị ngọt và hơi chua, nhưng giá trị dinh dưỡng của lê cũng tương đối cao. Lê rất giàu vitamin, protein, chất béo và các chất dinh dưỡng khác, có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Lê có chứa nhiều cacbohydrat và các chất khác, có tác dụng dưỡng phổi, dưỡng phổi, ăn nhiều lê còn có thể giảm thiểu khả năng bị cảm lạnh, bảo vệ sức khỏe của cơ thể.

Mua bưởi nên chọn quả nhọn hay tròn là ngon nhất?

Những quả bưởi ngon, chất lượng cao thường vỏ mỏng, mọng nước, thịt ngọt nhưng nhiều người không biết cách chọn bưởi.

Mua đầu nhọn thay vì tròn

Nhiều bạn thích chọn những quả bưởi tròn đều vì cho rằng quả bưởi này đẹp và ngon nhưng điều đó thật sai lầm. Khi mua bưởi, nên chọn quả có đầu nhọn, đáy tròn và phẳng, những quả như vậy thường có vỏ mỏng và mọng nước.

Vỏ loại quả này được xem như thuốc quý chữa bệnh

Ở Việt Nam bưởi là thứ quả dân dã mà hầu từ Bắc vào Nam đâu đâu cũng có. Vỏ của loại quả này trong Đông y được xem như thuốc quý chữa bệnh.

Theo y học cổ truyền, vỏ quả bưởi còn gọi là cam phao, có vị đắng cay, tính không độc. Có tác dụng thông lợi, trừ đờm táo thấp, hoà huyết, giảm đau, chữa ăn uống không tiêu, đau bụng, ho, hành khí, thông khí, hậu sản đuôi lươn…

Ở Trung Quốc, người ta dùng vỏ bưởi để làm thuốc long đờm, chống ho. Còn ở Ấn Độ, vỏ và hạt bưởi có chất pectin dùng là thuốc cầm máu.