Người trẻ đột quỵ, hiểm họa đến từ lối sống hiện đại

Ngày càng nhiều người trẻ, thậm chí ở độ tuổi 20–30 gục ngã vì tai biến mạch máu não. Đây là hậu quả từ lối sống thiếu lành mạnh và chủ quan với sức khỏe.

Không còn là bệnh của người già, đột quỵ ngày càng tấn công giới trẻ thậm chí ở tuổi 20, 30. Nhiều người vẫn khỏe mạnh, năng động bất ngờ gục ngã vì tai biến, để lại di chứng nặng nề hoặc tử vong. Điều gì đang khiến căn bệnh này ngày càng trẻ hóa?

z6841964315099-8369a89cdaf4f96b3b9b1f1a86850c8c.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn internet

Đột quỵ không chừa người trẻ

Theo thống kê từ các bệnh viện lớn tại Việt Nam, tỷ lệ người dưới 45 tuổi bị đột quỵ đang tăng nhanh trong những năm gần đây. Một số trường hợp đặc biệt chỉ mới ở độ tuổi 20-30, không có tiền sử bệnh lý rõ ràng, nhưng vẫn bị đột quỵ do các yếu tố nguy cơ âm thầm.

Những sát thủ âm thầm gây đột quỵ ở người trẻ

Lối sống thiếu lành mạnh: Người trẻ ngày nay dễ bị cuốn vào guồng quay công việc, thức khuya, stress, ăn uống thiếu chất, lạm dụng đồ ăn nhanh, hút thuốc lá, uống rượu bia… Tất cả đều là mồi lửa cho bệnh tim mạch, huyết áp cao… nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ.

Lười vận động: Lối sống tĩnh tại, ít vận động (nhất là dân văn phòng, IT) làm tăng nguy cơ máu đông, xơ vữa động mạch và cao huyết áp… những yếu tố khởi phát cơn đột quỵ.

Stress và rối loạn tâm lý: Stress kéo dài không chỉ ảnh hưởng tinh thần mà còn làm tăng cortisol, huyết áp và nhịp tim, khiến mạch máu não dễ tổn thương.

Dùng chất kích thích, thuốc không kiểm soát: Nhiều bạn trẻ dùng ma túy, thuốc lắc, steroid hoặc thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc. Những chất này có thể làm co mạch, tăng huyết áp đột ngột, gây vỡ mạch máu não.

Bệnh lý tiềm ẩn không được phát hiện sớm: Các bệnh tim bẩm sinh, rối loạn đông máu, dị dạng mạch máu não... nếu không được chẩn đoán và theo dõi từ sớm, có thể âm thầm gây tai biến nặng nề.

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Dù ở tuổi nào, nếu có các dấu hiệu sau, hãy đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt:

Méo miệng, lệch mặt

Nói khó, nói ngọng bất thường

Yếu liệt tay chân, không cầm nắm được vật

Nhức đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột

Mất thăng bằng, nhìn mờ hoặc mất ý thức

Thời gian vàng để cứu người đột quỵ chỉ trong vòng 3–6 giờ đầu

Làm gì để phòng đột quỵ khi còn trẻ?

Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt kiểm tra huyết áp, tim mạch, mỡ máu.

Tập thể dục đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Ăn uống lành mạnh, hạn chế đường, muối, mỡ xấu; tăng rau xanh, cá, hạt.

Ngủ đủ, giảm stress, không làm việc quá sức hay thức khuya liên tục.

Không hút thuốc, hạn chế rượu bia và tránh dùng chất kích thích.

Đột quỵ không phân biệt tuổi tác

Chủ quan có thể đánh đổi bằng cả tính mạng hoặc cuộc đời tàn phế. Người trẻ càng cần chủ động bảo vệ sức khỏe, từ lối sống cho đến tầm soát sớm, vì phòng bệnh luôn rẻ hơn chữa bệnh.

10 loại thực phẩm có thể làm giảm huyết áp cao

Huyết áp cao hay tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đột quỵ và suy thận.

Tăng huyết áp là tình trạng áp lực máu trong các động mạch cao hơn bình thường. Nếu áp lực này quá cao có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng theo thời gian. Người bị cao huyết áp cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Việc thay đổi lối sống, bao gồm cả chế độ ăn uống, có thể đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Dưới đây là một số loại thực phẩm có thể giúp hạ huyết áp tự nhiên khi kết hợp thường xuyên vào chế độ ăn uống cân bằng:

20% bệnh nhân trẻ tuổi bị tai biến mạch máu não do lối sống

Dấu hiệu tai biến mạch máu não ở người trẻ ít được phát hiện sớm, do vậy gây khó khăn trong quá trình điều trị và phục hồi cho người bệnh.

Tai biến mạch máu não là bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam và trên thế giới với tỷ lệ mắc ngày càng cao, có xu hướng trẻ hóa trong những năm gần đây.

Gần đây, bệnh nhân trẻ tuổi tai biến mạch máu não vào điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn có xu hướng gia tăng, đặc biệt các dấu hiệu tai biến mạch máu não ở người trẻ ít được phát hiện sớm, do vậy gây khó khăn trong quá trình điều trị và phục hồi cho người bệnh.

Hướng dẫn xử lý đúng khi người thân tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não nguy hiểm, cần xử lý nhanh và đúng. Phản ứng kịp thời có thể cứu sống người thân, giảm di chứng.

Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu. Với đặc tính nguy hiểm và diễn biến nhanh, việc nhận biết sớm các dấu hiệu và xử lý kịp thời là yếu tố then chốt để cứu sống người bệnh và giảm thiểu di chứng. Vậy, khi người thân có dấu hiệu bị tai biến mạch máu não, chúng ta cần làm gì?

a11.jpg
Ảnh minh hoạ/ Nguồn Internet