Quảng Ngãi: Bé gái 12 tuổi "ăn" gần 1kg tóc, lấp kín dạ dày

Các bác sĩ Bệnh viện Sản nhi Quảng Ngãi vừa phẫu thuật lấy thành công một búi tóc khổng lồ, lấp gần toàn bộ dạ dày bệnh nhi 12 tuổi.

Ngày 12/3,  Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi cho biết, các bác sĩ bệnh viện vừa phẫu thuật lấy thành công một búi tóc khổng lồ, nặng 900gram, lấp gần toàn bộ dạ dày bệnh nhi 12 tuổi.

Quang Ngai: Be gai 12 tuoi
Búi tóc nặng gần 1kg được các bác sĩ phẫu thuật lấy ra từ dạ dày bệnh nhi 12 tuổi. Ảnh: Tuệ Minh 

Trước đó, ngày 6/3, bệnh nhi được gia đình đưa đến bệnh viện khám trong tình trạng da xanh xao, bụng cứng, biếng ăn. Các bác sĩ khoa Ngoại - Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi đã tiến hành khám lâm sàng ghi nhận bé bụng chướng nhẹ, sờ thấy có một khối ở vùng thượng vị và hạ sườn trái, giới hạn tương đối rõ, mật độ chắc.

Bệnh nhi được cho nhập viện làm các xét nghiệm máu, chụp X-quang ổ bụng và nội soi tiêu hóa. Qua kết quả X-quang, bệnh nhi được chẩn đoán chảy máu tiêu hóa, không đặc hiệu, xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày tá tràng, khối u tóc ổ bụng.

Ngay sau khi có chẩn đoán, bệnh nhi đã được chỉ định phẫu thuật lấy dị vật trong ổ bụng. Các bác sĩ gắp ra một khối búi tóc khổng lồ, lấp gần toàn bộ dạ dày bệnh nhi, cân nặng 900 gram.

Các bác sĩ phẫu thuật lấy búi tóc trong bụng bé gái. Ảnh: Kim Ny
Các y, bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật lấy búi tóc khổng lồ ra khỏi dạ dày bé gái 12 tuổi. Ảnh: Tuệ Minh 
Sau phẫu thuật, bệnh nhi được theo dõi đặc biệt tại khoa Hồi sức tích cực chống độc, cho nhịn ăn và truyền dịch nuôi ăn tĩnh mạch. Hiện sức khỏe bệnh nhi đã ổn định.

Theo y văn, chứng ăn tóc (trichophagia) là một rối loạn ăn uống hiếm gặp, thường liên quan đến hội chứng Rapunzel – tình trạng tóc ăn vào không thể tiêu hóa, tích tụ trong dạ dày, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Theo tài liệu y khoa, chứng ăn tóc thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt là những người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), rối loạn lo âu hoặc rối loạn trichotillomania (hội chứng giật tóc).

Nguyên nhân của chứng ăn tóc có thể liên quan đến yếu tố tâm lý và thần kinh. Một số trẻ có xu hướng ăn tóc như một hành vi tự trấn an, đặc biệt khi gặp căng thẳng hoặc lo âu. Ngoài ra, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng như sắt hoặc kẽm cũng có thể khiến trẻ có nhu cầu nhai những vật không ăn được (pica).

Quang Ngai: Be gai 12 tuoi
Chứng ăn tóc (trichophagia) là một rối loạn ăn uống hiếm gặp, thường liên quan đến hội chứng Rapunzel. Ảnh: Tuệ Minh

Hậu quả của chứng ăn tóc rất nguy hiểm, đặc biệt khi tóc tích tụ trong dạ dày tạo thành búi tóc (bezoar), gây tắc ruột, viêm loét dạ dày và thậm chí thủng ruột. Biểu hiện thường gặp gồm đau bụng, buồn nôn, sụt cân và rối loạn tiêu hóa kéo dài.

Trong nhiều trường hợp, phẫu thuật là phương án duy nhất để loại bỏ búi tóc… Quan trọng nhất là phụ huynh cần phát hiện hành vi thích ăn tóc của bé sớm để điều trị tâm lý kịp thời.

Theo bác sĩ CKI. Phạm Xuân Duy, Trưởng khoa Ngoại, với búi tóc rất lớn như vậy, có thể bé đã tự ăn tóc trong một thời gian dài mà gia đình không chú ý. Do đó, bác sĩ khuyên người nhà phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để theo dõi bé sau phẫu thuật, tìm hiểu nguyên nhân và trị liệu đúng chuyên khoa.

Mời độc giả xem thêm video: Bé gái 4 tuổi bị chó Pitbull lên cơn dại cắn nát mặt

Cứu sống bé sơ sinh mắc chứng tan máu nặng hiếm gặp

Bệnh viện Trung ương Huế đã điều trị thành công, cứu sống một bệnh nhi vừa sinh ra đã bị vàng da tan máu nặng hiếm gặp bằng kỹ thuật thay máu liên tục.

Ngày 15/11, Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức xuất viện cho một trẻ sơ sinh bị chứng bệnh vàng da tan máu nặng hiếm gặp. Ca bệnh được điều trị thành công nhờ chẩn đoán sớm và tiến hành kỹ thuật thay máu.

Cuu song be so sinh mac chung tan mau nang hiem gap
Bệnh nhi vừa mới sinh đã mắc chứng bệnh tan máu nặng, được cứu sống. 

Thời điểm giao mùa, bệnh nhi viêm màng não gia tăng

Thời điểm giao mùa, Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Trung ương) tiếp nhận và điều trị cho nhiều trẻ mắc viêm màng não.

Bệnh nhi L.M.Th (7 tuổi, ở Hà Nội) vốn khỏe mạnh nhưng khoảng 1 ngày trước khi vào viện, trẻ xuất hiện đau đầu từng cơn, kèm theo nôn và sốt. Gia đình đã đưa trẻ đến một cơ sở y tế để thăm khám. Tại đây các bác sĩ nghi ngờ trẻ mắc viêm màng não và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị. Các xét nghiệm chẩn đoán cho thấy trong dịch não tủy của trẻ có nhiều tế bào bạch cầu, chủ yếu là bạch cầu Lympho, xét nghiệm PCR dương tính với Enterovirus (EV). Hiện sau 5 ngày điều trị theo phác đồ viêm màng não do virus, trẻ tỉnh táo, hết sốt, không có biến chứng và đã được xuất viện.

Bé gái 7 tuổi tử vong bất thường tại bệnh viện ở Thanh Hóa

Chiều 14/11, rất đông người nhà bệnh nhân bé gái 7 tuổi đã kéo tới bệnh viện gây sức ép, yêu cầu làm rõ về nguyên nhân dẫn đến sự việc.

Ngày 15/11, tin từ Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cho biết cơ quan này đã có văn bản gửi Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành (đóng trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) yêu cầu khẩn trương họp hội đồng chuyên môn đánh giá về quá trình tiếp đón, theo dõi, chăm sóc và xử trí của các khoa phòng liên quan tới trường hợp bé gái 7 tuổi tử vong bất thường, chưa rõ nguyên nhân.

Be gai 7 tuoi tu vong bat thuong tai benh vien o Thanh Hoa