Phụ nữ mang thai tiêm vắc xin COVID-19 cần lưu ý gì?

Mang thai khiến cho bà mẹ có nguy cơ mắc COVID-19 nặng hơn. Phụ nữ mang thai có thể được tiêm vắc xin phòng COVID-19 nếu lợi ích của việc tiêm phòng lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn do vắc xin. 

Mới đây, Bộ Y tế đã công bố bộ hỏi - đáp về những điều cần biết khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, trong đó nêu rõ những thắc mắc thường gặp của mọi người, đặc biệt là vấn đề phụ nữ mang thai có được tiêm vắc xin phòng COVID-19 hay không.
Có thể tiêm vắc xin COVID-19 khi đang có kinh nguyệt hay không?
Trả lời: Không có lý do gì để không tiêm vắc xin nếu bạn đang có kinh nguyệt.
Khi đang mang thai có thể tiêm COVID-19 hay không?
Trả lời: Mang thai khiến cho bà mẹ có nguy cơ mắc COVID-19 nặng hơn. Nhưng hiện tại có rất ít dữ liệu đánh giá tính an toàn của vắc xin phòng ngừa COVID-19 trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ mang thai có thể được tiêm vắc xin phòng COVID-19 nếu lợi ích của việc tiêm phòng lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn do vắc xin.
Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao phơi nhiễm với virus Sars-CoV-2 (ví dụ cán bộ y tế) hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh nặng (đang mắc bệnh nền) nên tư vấn với bác sĩ sỹ để cân nhắc nhắc về việc tiêm vắc xin COVID-19.
Cũng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, để an toàn, thai phụ nên được tiêm ở các cơ sở y tế có điều kiện cấp cứu sản khoa. Riêng ở TP HCM hiện nay, các bệnh viện chuyên khoa sản đều tổ chức các điểm tiêm ngừa cho phụ nữ mang thai. Cụ thể như: Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Mỹ Đức, Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận…
Ngoài ra, một số bệnh viện đa khoa có khoa sản cũng tổ chức các điểm tiêm ngừa COVID-19. Thai phụ có nhu cầu tư vấn và tiêm ngừa có thể liên hệ các bệnh viện để được hướng dẫn.
Phu nu mang thai tiem vac xin COVID-19 can luu y gi?
Đang cho con bú có nên tiêm vắc xin hay không?
Trả lời: Có. Phụ nữ sau sinh và bà mẹ đang cho con bú có thể tiêm vắc xin nếu có sẵn vắc xin. Tiêm vắc xin an toàn cho cả mẹ và bé. Vì vậy bạn không cần phải tạm ngưng cho con bú sau khi tiêm vắc xin.
Có phải tiêm vắc xin nghĩa là đã tuyệt đối an toàn, không bị mắc COVID-19 nữa?
Trả lời: Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, cơ thể bạn cần một vài tuần để sinh ra miễn dịch. Nếu loại vắc xin bạn tiêm cần 2 liều, bạn phải tiêm đủ 2 liều để được bảo vệ đầy đủ.
Mặc dù vắc xin COVID-19 có hiệu quả rất cao nhưng không bảo vệ bạn được 100%. Bạn vẫn có nguy cơ mắc vắc xin COVID-19, dù rất thấp nhưng bệnh thường nhẹ, không diễn biến nghiêm trọng hoặc tử vong. Hãy tiếp tục thực hiện thông điệp 5K để giảm thiểu nguy cơ.
Đã tiêm liều vắc xin COVID-19 đầu tiên và biết rằng loại vắc xin này mang lại hiệu quả bảo vệ cao. Tại sao phải tiếp tục tiêm liều thứ hai?
Trả lời: Hầu hết các loại vắc xin COVID-19 hiện nay cần được tiêm 2 liều cách nhau vài tuần. Các dữ liệu khoa học cho thấy hiệu lực bảo vệ của vắ cxin đã bắt đầu hình thành sau khi tiêm liều thứ nhất nhưng liều tiêm thứ hai sẽ làm gia tăng hiệu lực bảo vệ đó, giúp bảo vệ bạn mạnh hơn kéo dài hơn. Vì vậy hãy tiêm liều thứ hai theo đúng lịch trình khuyến cáo.
Tôi có hệ miễn dịch khỏe mạnh, có cần tiêm vắc xin COVID-19 hay không?
Có hệ miễn dịch khỏe mạnh rất quan trọng, nhưng chỉ riêng điều đó không ngăn ngừa được bạn mắc một bệnh nguy hiểm như COVID-19. Hãy hỗ trợ hệ miễn dịch của bạn bằng cách tiêm phòng vắc xin COVID-19 khi đến lượt.
Nơi đang sống không có COVID-19, có cần phải tiêm vắc xin hay không?
Trả lời: Có, COVID-19 vẫn là một mối đe dọa ở khắp nơ khi đại dịch chưa kết thúc, ngay cả khi không có ca mắc nào trong khu vực bạn sinh sống, tình hình có thể thay đổi rất nhanh.
Càng nhiều người được tiêm vắc xin, nguy cơ dịch COVID-19 xuất hiện và bùng phát càng thấp.
Đã được tiêm vắc xin, có nguy cơ mắc COVID-19 hay không?
Trả lời: Vắc xin có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bạn mắc bệnh, bị bệnh nặng hoặc tử vong. Phải mất vài tuần sau khi tiêm đủ liều vắc xin, cơ thể bạn mới sinh ra miễn dịch, vì vậy bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh trong thời gian này. Hơn nữa, vắc xin không bảo vệ được bạn 100%, vẫn có một số ít người bị mắc bệnh, nhưng bệnh thường nhẹ.
Có thể bị nhiễm COVID-19 từ vắc xin hay không?
Trả lời: Không, vắc xin không chứa virus sống, vì vậy bạn không thể nhiễm COVID-19 từ vắc xin. Bạn có thể gặp một số phản ứng thông thường sau tiêm, nhưng đây là kết quả của việc cơ thể bạn đang làm việc để sinh ra miễn dịch bảo vệ.
Phu nu mang thai tiem vac xin COVID-19 can luu y gi?-Hinh-2
 

Phu nu mang thai tiem vac xin COVID-19 can luu y gi?-Hinh-3
 

Anitta từ gợi cảm hóa phản cảm với váy xuyên thấu lộ điểm nhạy cảm

(Kiến Thức) - Nữ ca sĩ Anitta khiến không ít người phải bịt mắt với bộ trang phục lộ liễu lộ điểm nhạy cảm.

Anitta tu goi cam hoa phan cam voi vay xuyen thau lo diem nhay cam
Nữ ca sĩ xinh đẹp Anitta khiến không ít người hâm mộ đỏ bừng mặt với những hình ảnh mặc như không, lộ điểm nhạy cảm của mình.

Anitta tu goi cam hoa phan cam voi vay xuyen thau lo diem nhay cam-Hinh-2
 Lựa chọn chiếc váy xuyên thấu, nữ ca sĩ tài năng người Brazil khoe trọn vẹn vóc dáng gợi cảm của mình.

Địa long tác dụng gì... Angela Phương Trinh “phán” chữa COVID-19?

(Kiến Thức) -  Angela Phương Trinh đang gặp phải sự phản ứng dữ dội từ cư dân mạng khi chia sẻ thông tin dạng quảng cáo chữa COVID-19 bằng địa long (giun đất). 

Dia long tac dung gi... Angela Phuong Trinh “phan” chua COVID-19?
 Tối 15/8, Angela Phương Trinh đăng trên Faccebook cá nhân bài viết về cách chữa trị COVID-19 bằng phương thức dân gian. Nội dung của bài viết cho rằng địa long có tác dụng hữu ích để phòng và điều trị các bệnh lý do COVID-19 đồng thời giúp chữa luôn cả các bệnh nền đã có từ lâu của người nhiễm COVID-19.

Cách khử tanh cá cấp tốc, người kén ăn nhất cũng hài lòng

(Kiến Thức) - Thịt cá ngọt mềm, giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu không biết cách khử tanh cá, món ăn sẽ không hấp dẫn khiến nhiều người từ chối. Từ đó, mất đi nguồn dinh dưỡng lý tưởng.

Cach khu tanh ca cap toc, nguoi ken an nhat cung hai long
Chuyên gia sức khỏe khuyên nên ăn cá ít nhất 1 lần mỗi tuần để củng cố hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe não bộ. Nguyên nhân bởi thịt cá chứa lượng lớn DHA và EPA – một loại axit béo có tác dụng bổ não, chống lão hóa rất tốt.