Phát hiện mới về kháng thể của F0 khỏi bệnh

Nhóm chuyên gia tại Nhật Bản nhận thấy sau một năm, F0 khỏi Covid-19 vẫn có kháng thể chống lại nCoV. Đặc biệt, kháng thể này mạnh hơn nhiều lần sau khi họ được tiêm vaccine.

Nghiên cứu do nhóm chuyên gia tại Nhật Bản thực hiện, đăng tải nội dung trên medRxiv và đang chờ phản biện. Các tác giả khẳng định sau một năm khỏi Covid-19, cơ thể vẫn có kháng thể bảo vệ khỏi nCoV. Kháng thể của họ hoàn toàn từ miễn dịch tự nhiên nhưng có khả năng bảo vệ mạnh mẽ.

Kháng thể vẫn có tác dụng sau 12 tháng

Theo Medical News, nhóm chuyên gia đã thu thập mẫu máu từ 358 bệnh nhân có kết quả dương tính với nCoV. Tất cả bệnh nhân đều sinh sống ở Nhật Bản, mắc Covid-19 từ tháng 1 đến tháng 5/2020. Họ được đo chỉ số kháng thể vào tháng thứ 6 và 12 sau khi khởi phát bệnh.

Các tác giả đã phân tích nồng độ kháng thể phản ứng miễn dịch bám vào vùng liên kết thụ thể (RBD) của protein đột biến, protein nucleocapsid (NP) và nAbs chống lại nhiều chủng VOC và VOI. Họ cũng xác định các yếu tố của vật chủ góp phần thế nào vào sự tồn tại của phản ứng kháng thể.

Phat hien moi ve khang the cua F0 khoi benh

Nghiên cứu của nhóm chuyên gia Nhật Bản cho thấy sau một năm, F0 khỏi Covid-19 vẫn có kháng thể bảo vệ. Ảnh: Shutter Stock.

Kết quả, các nhà nghiên cứu quan sát và nhận thấy sau 12 tháng, khả năng bảo vệ của kháng thể trung hòa vẫn duy trì ở mức độ cao trong cơ thể của 61% F0, bất chấp số lượng kháng thể giảm dần theo thời gian. Đặc biệt, các kháng thể có tác dụng cả với biến chủng Delta và Alpha.

Bên cạnh đó, nghiên cứu từ nhóm chuyên gia Nhật Bản đặt giả thuyết những F0 từng trở nặng với tải lượng virus cao có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn so với nhóm bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng.

Ngoài ra, không giống những F0 từng mắc bệnh nặng, người bị bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng có khả năng chống lại các biến chủng đáng quan ngại (như Beta, Alpha, Delta) thấp hơn, mức nAbs giảm cũng nhanh hơn.

F0 khỏi bệnh được tiêm vaccine có hiệu giá kháng thể mạnh bất ngờ

Covid-19 được cho là nghiêm trọng hơn ở nam giới. Do đó, nhóm tác giả đã kiểm tra hiệu giá kháng thể trung hòa PRNT50 giữa hai giới. Họ phát hiện nam giới có tần suất mắc bệnh nặng cao hơn, song, không có sự khác biệt đáng kể về độ mạnh của kháng thể giữa hai giới.

PRT50 được coi là “tiêu chuẩn vàng” để phát hiện và đo lường các kháng thể có khả năng vô hiệu hóa virus hay không. Trong phòng thí nghiệm, máu của người tiêm vaccine sẽ được pha loãng, trộn chung với virus sống để đánh giá hiệu quả bảo vệ của vaccine.

Nghiên cứu phân tích một số yếu tố như béo phì, hút thuốc - vốn được xem là có thể khiến bệnh nhân Covid-19 dễ trở nặng, nguy kịch. So sánh giữa những người này, một lần nữa, nhóm chuyên gia ở Nhật Bản khẳng định độ mạnh của kháng thể không phụ thuộc các yếu tố này.

Bên cạnh đó, họ cũng so sánh độ mạnh kháng thể của những F0 khỏi bệnh và người được tiêm vaccine. Trung bình, sau mũi 1 vaccine Pfizer, người được tiêm có hiệu giá kháng thể trung hòa là 76. Con số này thấp hơn nhiều so với kháng thể của F0 khỏi Covid-19. Sau mũi tiêm thứ 2, hiệu giá của kháng thể trung hòa tăng lên 841, cao hơn nhóm có miễn dịch tự nhiên nhờ khỏi bệnh.

Những F0 khỏi Covid-19 có hiệu giá kháng thể trung hòa là 216. Chỉ sau một liều vaccine mRNA, con số này đã tăng vọt lên 4.678. Tuy nhiên, sau mũi vaccine thứ 2, hiệu giá kháng thể trung hòa không tăng ở những người này.

Phat hien moi ve khang the cua F0 khoi benh-Hinh-2

Những F0 từng bị bệnh nặng có kháng thể mạnh hơn nhóm bị nhẹ hoặc không triệu chứng. Ảnh: Reuters.

Từ kết quả này, nhóm tác giả kết luận các F0 khỏi Covid-19 chỉ cần tiêm một mũi vaccine cũng đã tăng đáng kể khả năng bảo vệ trước nCoV, giảm nguy cơ tái mắc bệnh. Đặc biệt, thời gian và cường độ của miễn dịch sau khi nhiễm SARS-CoV-2 đã được chứng minh là thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của biểu hiện lâm sàng.

Nghiên cứu một lần nữa nhấn mạnh ngay cả khi khỏi Covid-19, F0 vẫn cần được tiêm vaccine (thời gian trì hoãn 6 tháng) để đạt được kháng thể bảo vệ tốt nhất.

Vaccine được xem là phương pháp hiệu quả duy nhất hiện nay để ngăn đại dịch tiếp tục phức tạp. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và giới chức y tế các nước đã cấp phép sử dụng khẩn cấp nhiều loại vaccine. Tuy nhiên, các chiến dịch tiêm chủng cần nhiều thời gian. Sự xuất hiện của các biến chủng khiến nhiều người lo ngại chúng sẽ kháng lại vaccine.

HIện nay, các vaccine Covid-19 đều dựa trên protein đột biến của chủng SARS-CoV-2 ban đầu. Trong khi đó, các kháng thể trung hòa (nAbs) được tạo ra sau khi mắc Covid-19 hoặc tiêm chủng sẽ bảo vệ chúng ta khỏi virus. Song, kháng thể có hiệu lực bao lâu là điều mà giới chuyên gia luôn quan tâm.

Một số nghiên cứu ước tính sự tồn tại của hiệu giá nAb sau mắc Covid-19, dù vậy, rất ít trong số đó theo dõi trong thời gian đủ dài để trả lời, nhất là với các biến chủng đáng quan tâm (VOC), cần theo dõi (VOI).

Các dữ liệu trước đây cho thấy kháng thể trung hòa ở F0 khỏi bệnh thường biến mất sau 3 tháng. Tuy nhiên, một loạt báo cáo gần đây chỉ ra chúng vẫn được duy trì trong thời gian dài. Nghiên cứu từ nhóm chuyên gia Nhật Bản được xem là giúp bổ sung dữ liệu quý giá về hiệu lực của kháng thể ở người khỏi Covid-19, tiêm vaccine, nhất là với thời gian theo dõi lâu (một năm).

Tuy nhiên, trái ngược với báo cáo của nhóm chuyên gia Nhật Bản, một nghiên cứu trước đó cho thấy hơn 65% F0 tham gia không có kháng thể hoặc mức nAbs giảm nhanh sau 6 tháng mắc Covid-19. Nghiên cứu thực hiện trên 164 F0.

Hơn 108.000 F0 tại TP HCM đang điều trị tại nhà

Theo Sở Y tế TP.HCM, 108.955 người có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 đang được theo dõi, cách ly và điều trị tại nhà dưới sự giám sát của cơ quan y tế.

Cập nhật của Sở Y tế TP.HCM tính đến ngày 3/9, toàn thành phố có 108.955 F0 điều trị tại nhà. Trong đó, số F0 đang cách ly, theo dõi tại nhà là 82.914 trường hợp. 26.041 trường hợp còn lại là những bệnh nhân Covid-19 sau xuất viện về và tiếp tục theo dõi tại nhà.

Số trường hợp F0 tại khu cách ly tập trung quận, huyện là 23.379 người. Ngoài ra, thành phố có 20.975 người thuộc trường hợp F1 được cách ly tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Vì sao TP HCM có thể cân nhắc phương án điều trị F0 tại nhà?

Theo các chuyên gia, cách ly F0 không xuất hiện dấu hiệu bệnh và triệu chứng nhẹ là tất yếu trong tình huống dịch diễn biến phức tạp, gây quá tải hệ thống điều trị.
 

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến sáng 6/7, trong làn sóng dịch lần thứ 4, TP.HCM có tổng cộng 6.905 bệnh nhân Covid-19 - địa phương có số lượng ca mắc mới cao nhất cả nước.

Đặc biệt, dịch diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều chùm ca bệnh bùng phát cùng lúc trong cộng đồng dân cư.

Hàng loạt tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và Nam bộ cũng đang đối mặt nguy cơ dịch lan rộng. Các địa phương đang gấp rút xây dựng hệ thống y tế để cách ly F1, điều trị F0 song song truy vết, xét nghiệm để dập dịch.

Trong tình thế số lượng ca nhiễm, F1 ngày càng tăng, Bộ Y tế đã ra hướng dẫn thí điểm cách ly F1 tại nhà. Biện pháp cách ly, theo dõi, điều trị F0 không triệu chứng, biểu hiện nhẹ tại nhà cũng được các chuyên gia đặt ra.

Hệ thống y tế cần tập trung cho F0 triệu chứng nặng

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương (Hà Nội), là một trong những chuyên gia đầu tiên tại Việt Nam nêu ý kiến về vấn đề này.

Chuyên gia này cho biết theo các thống kê hiện tại của Việt Nam, khoảng 84% người bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Tất cả đều được chuyển đến bệnh viện để cách ly dù họ hầu như không cần chăm sóc y tế. Điều này tạo áp lực khá lớn cho nhân viên y tế cũng như hệ thống cơ sở vật chất, nhân lực cho bệnh viện dã chiến, khu điều trị.

Vi sao TP HCM co the can nhac phuong an dieu tri F0 tai nha?
Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 1, nơi được Sở Y tế TP.HCM thành lập để tiếp nhận, cách ly 1.000 F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ. Ảnh: Duy Hiệu. 

Mẹ mất vì Covid-19, em bé F0 được tổ chức sinh nhật trong bệnh viện

Bác sĩ Vũ đặt bánh kem và một phần quà gửi đến bệnh viện tổ chức sinh nhật cho bé Ken.

BS.CKI Nguyễn Cát Phương Vũ, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) vừa chia sẻ câu chuyện về sinh nhật bé Ken, 9 tuổi, là em bé F0 đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến thu dung Covid-19 số 4.

Bác sĩ Vũ kể, bé Ken có mẹ là giáo viên ở quận 8, TP.HCM mắc Covid-19. Chị vừa mất trước khi vào một bệnh viện địa phương do bệnh chuyển nặng nhanh. “Ngày mẹ bé mất cũng là ngày cả nhà có kết quả xét nghiệm PCR dương tính”, bác sĩ Vũ kể.