Nỗ lực chặn dịch tăng nhanh: Hà Nội tập trung chữa F0 nặng

Hà Nội đã sẵn sàng cho các tình huống lên tới 500 ca nhiễm COVID-19 nặng một ngày. Ngoài ra, xem xét cách đánh giá dịch dựa trên số ca chuyển nặng, tử vong…

No luc chan dich tang nhanh: Ha Noi tap trung chua F0 nang

Hà Nội tập trung điều trị cho bệnh nhân nặng. Ảnh: minh họa

Liên tục 3 ngày qua, số ca F0 ở Hà Nội liên tục tăng cao, ngày 19/2 ghi nhận xấp xỉ 5.000 ca.

Theo Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, những ngày qua, số ca F0 nặng nhập viện tăng nhanh, đa số là người cao tuổi, có bệnh lý nền, chưa được tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ liều. Để đáp ứng số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 nhập viện, bệnh viện đã chuẩn bị 500 giường, chia thành nhiều đơn vị và triển khai hệ thống điều hòa không khí riêng cho từng phòng bệnh để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.

Hà Nội tiếp tục đặt nhiệm vụ trọng tâm đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế, hoàn thành trong quý I/2022.

Để đảm bảo điều trị bệnh nhân F0 triệu chứng nặng, Sở Y tế Hà Nội đã điều chỉnh lại phân tầng tiếp nhận bệnh nhân theo triệu chứng, phù hợp với bối cảnh số ca nhiễm tăng cao. Riêng các bệnh viện thuộc tầng hai, ba (mức độ bệnh nhân nặng trung bình đến nguy kịch) chuẩn bị số giường điều trị tích cực.

Thành phố yêu cầu các cơ sở y tế, bệnh viện tập trung đảm bảo giường thuộc tầng 2, tầng 3; chuẩn bị sẵn sàng tình huống 100-500 ca nặng một ngày. Sở Y tế bảo đảm cung cấp túi thuốc C (thuốc kháng virus) cho bệnh nhân tại các tầng điều trị, đặc biệt là F0 tại nhà để hạn chế chuyển tầng điều trị. Tiếp tục bám sát kịch bản đáp ứng 100.000 ca nhiễm/ngày đã ban hành trước đó…

Tập trung điều trị bệnh nhân nặng, giảm tỷ lệ tử vong

Theo bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, hiện tỉ lệ ca bệnh có dấu hiệu nặng của Hà Nội chỉ 5%. Hà Nội cũng nằm ngoài danh sách 10 địa phương có số ca nặng cao nhất dù liên tục dẫn đầu về số mắc mới. Ngoài ra, gần 100% dân số đã được tiêm hai mũi vắc xin.

Theo bà Hà, ưu tiên trọng tâm của thành phố hiện nay là bảo vệ người nguy cơ cao mắc COVID-19, rà soát người nguy cơ cao chưa tiêm vắc xin nhằm giảm tỷ lệ chuyển nặng và giảm tỷ lệ tử vong. Bà nói: “Giai đoạn này nên thay đổi cách đánh giá dịch, dựa trên số ca chuyển nặng, tử vong… chứ không cần thiết công bố số ca nhiễm vì hiện số ca mắc trong cộng đồng cao”.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, nhận định, cùng với việc mở cửa trường học, các hoạt động du lịch…, việc số ca nhiễm COVID-19 tại Hà Nội tăng vọt đã được dự báo. “Khi mở cửa chúng ta chấp nhận số mắc tăng cao nhưng phải kiểm soát, phải dự báo được. Trường hợp nào cần thiết phải nhập viện điều trị, giảm nguy cơ tử vong”, ông Phu nói.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành công điện khẩn số 1 về việc tăng cường các biện pháp thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19. Theo đó, thành phố Hà Nội yêu cầu các địa phương sau khi đã nới lỏng các hoạt động kinh tế, tôn giáo... tuyệt đối không chủ quan, lơ là; tăng cường tổ chức các đoàn kiểm tra việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt tập trung vào các khu vực đông người, cơ quan, đơn vị, cơ sở dịch vụ, di tích, danh lam thắng cảnh, cơ sở giáo dục và đào tạo. 

Ngày 16/2: Số ca COVID-19 mới cả nước tăng lên 34.737; 66 F0 tử vong

Bản tin dịch COVID-19 ngày 16/2 của Bộ Y tế cho biết cả nước có 34.737 ca mắc COVID-19, tăng gần 3.000 F0 so với hôm qua; Hà Nội nhiều nhất với gần 3.900 ca.

Thông tin các ca mắc mới COVID-19
Tính từ 16h ngày 15/02 đến 16h ngày 16/02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 34.737 ca nhiễm mới, trong đó 14 ca nhập cảnh và 34.723 ca ghi nhận trong nước (tăng 2.936 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 25.026 ca trong cộng đồng).

Hà Nội đang điều trị cho 810 F0 thể nặng, nguy kịch

Số ca mắc mới ở Hà Nội và cả nước liên tiếp tăng cao. Trong khi đó, số bệnh nhân COVID-19 tử vong trong ngày giảm.

Theo bản tin tối 19/2 của Bộ Y tế, hôm qua, Việt Nam ghi nhận 41.980 ca nhiễm mới. Trong đó, 12 người nhập cảnh và 41.968 F0 ghi nhận trong nước (giảm 459 trường hợp so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 29.831 ca trong cộng đồng).

Số ca mắc COVID-19 trên cả nước có dấu hiệu giảm nhẹ so với một ngày trước đó. Tuy nhiên, đây vẫn là mức cao kỷ lục so với quãng thời gian trước đây với nhiều đợt dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam.