Những phản ứng lạ khi sống ngoài vũ trụ gây choáng váng

(Kiến Thức) - Dưới đây là những phản ứng, biến đổi cơ thể vô cùng lạ lùng mà các phi hành gia phải đương đầu khi sống ngoài vũ trụ quá lâu, có thể bạn ít được nghe nói tới.

1. Đối mặt với tâm lý giam cầm, tù túng

Nhung phan ung la khi song ngoai vu tru gay choang vang
 Nguồn ảnh: NASA.

Dĩ nhiên, khi hoạt động trong không gian, các phi hành gia phải đối mặt trong tình trạng như giam cầm, cách ly, cô đơn, mất ngủ.

Để đối phó được với khó khăn khi phải sống ngoài vũ trụ, các phi hành gia trước khi bay vào vũ trụ cũng được đào tạo chuyên môn, hoàn thành các bài tập thử thách tâm lý nghiêm ngặt.

2. Mất khả năng định vị phương hướng

Nhung phan ung la khi song ngoai vu tru gay choang vang-Hinh-2
 Nguồn ảnh: NASA. 

Do sống trong môi trường không trọng lực nên hệ thống tiền đình trí não không thể phân biệt đâu là đầu trên, đầu dưới.

Vậy nên, nếu sống quá lâu trên vũ trụ, khi về Trái đất, giai đoạn đầu phi hành gia sẽ mất hương hướng trong những bước chân đầu tiên.

3. Nhão cơ bắp

Nhung phan ung la khi song ngoai vu tru gay choang vang-Hinh-3
 Nguồn ảnh: NASA. 

Vì do sống trong môi trường không trọng lực luôn bồng bềnh nên cơ thể chúng ta không cần vận dụng cơ bắp để di chuyển, hoạt động.

Lâu dần, cơ bắp sẽ co lại, nhão hơn, yếu hơn. Vậy nên, đó là lý do tại sao các phi hành gia trên Trạm ISS phải tập chạy bộ, thể dục tại chỗ ngay trên tàu để duy trì sức khỏe cơ bắp.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Khám phá sửng sốt về việc siêu tân tinh phát nổ

(Kiến Thức) - Khi thăm dò tàn dư siêu tân tinh G54.1 + 0.3, các chuyên gia nhận định, vụ nổ siêu tân tinh này từng tạo ra nhiều silica, một vật liệu dùng để làm kính, lý giải được sự hiện diện của silica trên Trái đất.

Theo đó, các nhà khoa học tại Đài Quan sát ALMA, Chi Lê đã dùng công cụ thăm dò hồng ngoại IRS trong tàn dư siêu tân tinh G54.1 + 0.3, phát hiện nhiều sự thật thú vị.

Cụ thể, trong tàn dư siêu tân tinh này chứa rất nhiều silica (silicon dioxide, SiO 2), mà nguyên tố silica này chứa nhiều trong cát và sỏi công nghiệp để làm bê tông vỉa hè, đường xá và các tòa nhà.

Phát hiện mới sửng sốt về thiên hà NGC 3319

(Kiến Thức) - Một đối tượng thiên văn kỳ lạ nằm trong thiên hà NGC 3319 được phát hiện gây xôn xao giới khoa học. Đó là một lỗ đen kích cỡ trung bình hoạt động mạnh mẽ, tác động lên toàn bộ hệ thống thiên hà.

Các nhà thiên văn học Trung Quốc báo cáo những phát hiện mới về khu vực trung tâm của một thiên hà có tên là NGC 3319 cách Trái Đất khoảng 47 triệu năm ánh sáng.

Ở khu vực thiên hà NGC 3319, họ đã tìm thấy có một lỗ đen kích cỡ trung bình hoạt động mạnh mẽ.