Nhóm máu nào có nguy cơ mắc đột quỵ cao nhất?

Nghiên cứu mới đây phát hiện những người có nhóm máu A dễ mắc bệnh đột quỵ trước tuổi 60 hơn người có nhóm máu khác.

Nhom mau nao co nguy co mac dot quy cao nhat?

Nghiên cứu từ Đại học Maryland phát hiện người có nhóm máu A có khả năng mắc đột quỵ sớm cao hơn 16% so với các nhóm máu khác. Ảnh: healthinsight.

Nhóm máu thể hiện sự đa dạng của các chất hóa học hiển thị trên bề mặt tế bào hồng cầu. Những nhóm máu phổ biến gồm có A, B, AB và O. Các nhóm máu này đều có thể phát sinh đột biến dẫn tới những biến thể nhỏ trong gen, theo Science Alert.

Nhóm máu A dễ mắc đột quỵ sớm

Gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện mối quan hệ giữa gen của phân nhóm A1 và bệnh đột quỵ sớm. Họ thu thập dữ liệu của 48 nghiên cứu về gen với sự tham gia của 17.000 bệnh nhân đột quỵ và gần 600.000 người khỏe mạnh ở độ tuổi 18-59.

Những nhà khoa học tiến hành tìm kiếm trên toàn bộ gen và xác định được 2 vị trí có liên quan chặt chẽ với nguy cơ đột quỵ sớm. 1 trong 2 vị trí trên chính là vị trí của gen quyết định nhóm máu.

Một phân tích thứ 2 về các loại gen quyết định nhóm máu cho thấy những người có biến thể của nhóm máu A có nguy cơ bị đột quỵ trước 60 tuổi cao hơn 16% so với những người có nhóm máu khác. Đối với những người có gen của nhóm máu O1, nguy cơ này lại thấp hơn 12%.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng nguy cơ đột quỵ gia tăng ở những người có nhóm máu A vẫn là con số nhỏ.

Nghiên cứu cũng cho thấy những người có nhóm máu B có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn khoảng 11%, dù ở bất kỳ độ tuổi nào. Các nghiên cứu trước đây cho thấy một phần của bộ gen mã hóa nhóm máu, được gọi là "locus ABO", có liên quan đến vôi hóa động mạch vành, khiến cơ thể bị hạn chế lưu lượng máu và đau tim.

Trình tự gen của nhóm máu A và B cũng có liên quan đến nguy cơ hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch cao hơn một chút, hiện tượng này còn được gọi là huyết khối tĩnh mạch.

Tại sao nhóm máu A có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn?

Steven Kittner, tác giả chính của nghiên cứu, nhà thần kinh học mạch máu từ Đại học Maryland, cho biết: “Chúng tôi vẫn chưa biết rõ tại sao nhóm máu A lại có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nhưng rất có thể nhóm máu A liên quan đến các yếu tố đông máu như tiểu cầu và tế bào lót mạch máu cũng như các protein tuần hoàn khác. Tất cả đều đóng vai trò trong việc hình thành cục máu đông".

Nhom mau nao co nguy co mac dot quy cao nhat?-Hinh-2

Hiện tại, các nhà khoa học chưa phát hiện được nguyên nhân chính xác khiến gen nhóm máu A dễ gây ra đột quỵ nhưng họ cho rằng điều này có liên quan đến yếu tố đông máu. Ảnh: Biology Q&As.

Ở Mỹ, dưới 800.000 người mắc đột quỵ mỗi năm. Hầu hết trường hợp đột quỵ xảy ra ở những người từ 65 tuổi trở lên. Từ 55 tuổi, nguy cơ mắc đột quỵ tăng gấp đôi sau mỗi 10 năm.

Ngoài ra, những người tham gia nghiên cứu sống đều sống ở Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Pakistan và Úc. Những người không sống ở Châu Âu chỉ chiếm 35% số người tham gia. Sự đa dạng của các đối tượng sẽ giúp kết quả nghiên cứu đa dạng và rõ ràng hơn.

Ông Kittner nói: “Chúng tôi cần nhiều nghiên cứu hơn để làm rõ cơ chế nguy cơ đột quỵ 'trẻ hóa' trong những năm gần đây".

Ngoài ra, họ cũng so sánh dữ liệu của những người bị đột quỵ trước và sau 60 tuổi. Nghiên cứu trên dựa trên dữ liệu của 9.300 người ở độ tuổi trên 60, từng bị đột quỵ và 25.000 người trên 60 tuổi chưa bao giờ trải qua đột quỵ.

Họ phát hiện nguy cơ đột quỵ gia tăng ở nhóm máu A là không đáng kể ở nhóm người mắc đột quỵ muộn. Điều này cho thấy cơ chế gây ra đột quỵ ở từng giai đoạn trong đời là khác nhau.

Các tác giả nghiên cứu cho biết nguyên nhân gây ra đột quỵ ở những người trẻ tuổi thường không phải do sự tích tụ mỡ trong động mạch (một quá trình gọi là xơ vữa động mạch) mà nhiều khả năng có liên quan đến các yếu tố hình thành cục máu đông.

Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.

Căn bệnh về não nguy hiểm, tuyệt nhiên không có manh mối

Sự vụng về bất thường hoặc khó đi lại là những 'chỉ số' tiềm năng cảnh báo một cơn đột quỵ thầm lặng - căn bệnh khi xảy ra rồi bệnh nhân mới biết mình mắc.

Nhắc đến đột quỵ, người ta có thể nhớ ngay đến các triệu chứng điển hình như: Liệt hoặc mất vận động một số bộ phận cơ thể, khó nói hay ăn uống, rối loạn nhận thức… Tuy nhiên, có một loại đột quỵ không biểu hiện bất kỳ một triệu chứng nào trong số trên, gọi là đột quỵ thầm lặng.

Đột quỵ thầm lặng (Silent Stroke) là cơn đột quỵ không có bất kỳ triệu chứng bên ngoài nào liên quan đến đột quỵ và bệnh nhân thường không biết mình đã bị đột quỵ.

Trong một nghiên cứu lớn ở Mỹ, ước tính có gần 12 triệu người bị đột quỵ, khoảng 770.000 ca trong số này có triệu chứng và 11 triệu ca là đột quỵ thầm lặng lần đầu phát hiện trên chụp cộng hưởng từ (MRI). Như vậy, tỷ lệ đột quỵ thầm lặng vượt quá tỷ lệ đột quỵ có triệu chứng.

Sau hơn 2 thập kỷ nghiên cứu, người ta nhận thấy đột quỵ thầm lặng gặp khá phổ biến; mặc dù không gây ra các triệu chứng dễ nhận biết, nhưng một cơn đột quỵ thầm lặng vẫn khiến bệnh nhân tăng nguy cơ bị thiếu máu não cục bộ thoáng qua, đột quỵ lớn và sa sút trí tuệ trong tương lai.

Nguy cơ đột quỵ thầm lặng tăng lên theo tuổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người trẻ tuổi. Phụ nữ dường như có nhiều nguy cơ bị đột quỵ thầm lặng.

3 biểu hiện cơ bản của đột quỵ thầm lặng là: Nhồi máu não thầm lặng, tổn thương chất trắng do nguyên nhân mạch máu, và chảy máu não vi thể.

Nhồi máu não thầm lặng hay gặp hơn ở những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và sa sút trí tuệ. Các yếu tố nguy cơ của bệnh này bao gồm: Tuổi cao, tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rung nhĩ và hút thuốc lá. Nghiên cứu cũng cho thấy, nam giới và người da đen trẻ tuổi cũng tăng nguy cơ mắc nhồi máu não thầm lặng.

Phải chăng đột quỵ thầm lặng sẽ ít nguy hiểm hơn?

Hoàn toàn sai! Bạn không nhận biết được đột quỵ thầm lặng đang xảy ra không có nghĩa là bệnh không gây ra thiệt hại lớn cho sức khỏe.

Mặc dù đột quỵ thầm lặng thường chỉ ảnh hưởng đến một khu vực nhỏ của não bộ nhưng những tổn thương sẽ tích lũy dần dần. Nếu đã từng bị đột quỵ thầm lặng một vài lần, bạn sẽ bắt đầu gặp khó khăn trong việc ghi nhớ mọi thứ hoặc gặp vấn đề trong việc tập trung.

Can benh ve nao nguy hiem, tuyet nhien khong co manh moi

Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ

Các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng nhiều cơn đột quỵ thầm lặng diễn ra sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ do nhiều ổ nhồi máu não. Một số triệu chứng của chứng sa sút trí tuệ như:

- Có vấn đề về trí nhớ

- Có vấn đề về cảm xúc, chẳng hạn như cười hay khóc vào những thời điểm không thích hợp

- Thay đổi tướng đi

- Bị lạc đường, mất phương hướng ở cả những địa điểm quen thuộc

- Khó đưa ra được quyết định

- Mất kiểm soát ruột và bàng quang

Làm thế nào để nhận biết đột quỵ thầm lặng?

Đột quỵ thầm lặng được nhận biết trên chụp cộng hưởng từ (MRI) và cắt lớp vi tính (CT) sọ não. MRI có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn CT.

Nếu bạn được chụp CT hoặc MRI não bộ, kết quả hình ảnh sẽ cho thấy các đốm hoặc vùng tổn thương xuất hiện ở nơi mà tế bào não đã ngừng hoạt động. Trong khi bạn hoàn toàn không được ghi nhận dấu hiệu gì liên quan đến tổn thương thần kinh có thể nhận thấy như ảnh hưởng lời nói hoặc vận động, khi đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn bị đột quỵ thầm lặng.

Một số dấu hiệu khác của đột quỵ thầm lặng khó nhận biết đến mức thường bị nhầm lẫn với dấu hiệu lão hóa bình thường, chẳng hạn như:

- Gặp vấn đề trong việc giữ thăng bằng

- Dễ bị té ngã hơn

- Rò rỉ nước tiểu

- Thay đổi tâm trạng

- Giảm khả năng suy nghĩ

Khi người dân có bất kỳ các dấu hiệu bất thường về nhận thức, vận động hoặc những thay đổi về cảm xúc cần phải khám chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị sớm.

BSCK 2 Bùi Thị Thu Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Can benh ve nao nguy hiem, tuyet nhien khong co manh moi-Hinh-2

Chồng phát hiện vợ bị đột quỵ nhờ dấu hiệu nhỏ khi nằm trên giườngCatherine được đưa vào bệnh viện kịp thời sau khi chồng cô nhận thấy phần mặt bên trái của cô bắt đầu xệ xuống.

Pin làm từ vỏ cua có thể tái chế... 1000 lần

Các nhà khoa học đã nghiên cứu phát triển loại pin làm từ vỏ cua, thân thiện với môi trường và có thể tái chế tối thiểu ít nhất 1000 lần.

Pin lithium-ion khó phân hủy

Trong hành trình chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu, thế giới được cho là có bước tiến dài khi thúc đẩy phát triển các mẫu xe điện. Xe chạy bằng điện cơ bản dựa vào năng lượng pin, không gây ô nhiễm quá mức.

Loại virus khiến trẻ có thể bị đột quỵ ngay trong bụng mẹ

Khi vừa chào đời, Benjamin không thể bú, đầu teo lại và được chẩn đoán mắc tâm thần phân liệt. Các bác sĩ cho rằng virus CMV là thủ phạm gây ra tình trạng này, dù nó vốn vô hại.

Loai virus khien tre co the bi dot quy ngay trong bung me

Đa số trẻ chào đời với CMV bẩm sinh không nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp virus gây tử vong hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh: CDC.

Năm 2016, Maricarmen Aguilar, ở North Dakota, Mỹ, phát hiện con trai mắc bệnh tâm thần phân liệt rất hiếm gặp, khiến não có khe hở. Bà mẹ này càng bất ngờ hơn khi biết nguyên nhân đến từ loại virus mà cô nhiễm phải trong thời gian mang thai. Benjamin, 6 tuổi, con trai của cô, bị lây virus từ mẹ.