Nhà nghiêng trên đường nghìn tỷ: Ai chịu trách nhiệm?

(Kiến Thức) - Chính quyền địa phương buộc các hộ dân có nhà nghiêng phải di dời khẩn cấp. Tuy nhiên vì sao trách nhiệm đơn vị liên quan chưa được làm rõ?

Liên quan đến vụ việc 3 căn nhà lầu trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, hay còn gọi là đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (TSN-BL-VĐN), đoạn qua phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP HCM bị nghiêng, lún, có nguy cơ sập đổ, ngày 22/10, UBND phường Hiệp Bình Chánh cho biết: “UBND thành phố đã chỉ đạo UBND quận Thủ Đức, Thanh tra Sở xây dựng TP HCM cùng các đơn vị chuyên môn giám định nguyên nhân sự cố, chất lượng công trình để có biện pháp khắc phục”.
3 căn nhà của các hộ dân trên đường Phạm Văn Đồng bị nghiêng, lún có nguy cơ đổ sụp bất cứ lúc nào.
3 căn nhà của các hộ dân trên đường Phạm Văn Đồng bị nghiêng, lún có nguy cơ đổ sụp bất cứ lúc nào. 
Tuy nhiên, 3 hộ dân có căn nhà bị nghiêng là gia đình ông Lê Hữu Phước, Lê Hữu Ngọc, Lê Hữu Lợi cho rằng: “Dù chưa xác định được nguyên nhân sự cố mà có thể là do công trình thi công dự án đường TSN-BL-VĐN gây ảnh hưởng nhưng chính quyền địa phương lại yêu cầu chúng tôi với hàng chục nhân khẩu di dời để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản. Bao nhiêu tiền của đổ vào xây nhà giờ chúng tôi biết phải đi đâu?”.
Thông báo yêu cầu 3 hộ dân có nhà bị nghiêng phải di dời khẩn cấp của lãnh đạo UBND phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức.
Thông báo yêu cầu 3 hộ dân có nhà bị nghiêng phải di dời khẩn cấp của lãnh đạo UBND phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức. 
Được biết, qua công tác kiểm tra thực tế công trình thi công dự án tuyến đường nối TSN-BL-VĐN, UBND quận Thủ Đức xác định việc thi công dự án đã gây ảnh hưởng đến các công trình giáp ranh và chỉ đạo Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận phối hợp cùng UBND phường Hiệp Bình Chánh kiểm tra, rà soát, lập danh sách các hộ dân có nhà, đất bị thiệt hại do quá trình thi công dự án gây ra.
UBND quận Thủ Đức cho rằng qua kiểm tra thực tế, được biết Dự án xây dựng tuyến đường nối TSN-BL- VĐN đã gây ảnh hưởng đến các công trình giáp ranh (xảy ra hiện tượng lún nứt).
UBND quận Thủ Đức cho rằng qua kiểm tra thực tế, được biết Dự án xây dựng tuyến đường nối TSN-BL- VĐN đã gây ảnh hưởng đến các công trình giáp ranh (xảy ra hiện tượng lún nứt).
Từ chỉ đạo nói trên, ngày 13/8, UBND phường Hiệp Bình Chánh, do phó chủ tịch Vũ Quốc bảo ký gửi UBND quận Thủ Đức báo cáo kết quả kiểm tra thực tế, thống kê về thiệt hại của các hộ dân trên địa bàn do quá trình thi công của dự án đường nối TSN-BL-VĐN. Trong số đó, 3 hộ dân gồm các ông Phước, Ngọc và Lợi có nhà bị thiệt hại nặng nhất: Nhà nghiêng 15 độ, có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào.
UBND phường Hiệp Bình Chánh đã kiểm tra, xác định các hộ dân có nhà đất bị thiệt hại do quá trình thi công dự án...
 UBND phường Hiệp Bình Chánh đã kiểm tra, xác định các hộ dân có nhà đất bị thiệt hại do quá trình thi công dự án...
UBND quận Thủ Đức đã có cơ sở tổng hợp và kiến nghị Sở Xây dựng làm việc với chủ đầu tư Dự án (Công ty GS & C) nhằm có phương án bồi thường - hỗ trợ đối với các hộ dân bị ảnh hưởng.
Trong danh sách đính kèm (các hộ dân bị thiệt hại), 3 hộ của các ông Lợi, Ngọc và Phước bị thiệt hại nặng nhất về giám định nghiêng 15 độ, có nguy cơ sụp đổ.
Trong danh sách đính kèm (các hộ dân bị thiệt hại), 3 hộ của các ông Lợi, Ngọc và Phước bị thiệt hại nặng nhất về giám định nghiêng 15 độ, có nguy cơ sụp đổ. 
Tuy nhiên suốt nhiều tháng trôi qua, các đơn vị liên quan vẫn chưa có kết quả giải quyết khiến những hộ dân này hàng ngày sống trong các căn nhà nghiêng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của hàng chục người và tài sản của họ.
Ông Trần Minh Tú, chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh cho biết: “Trong thời gian chờ đợi các ngành chuyên môn giám định nguyên nhân, tìm cách khắc phục (hoặc có thể phá dỡ công trình nếu không thể khắc phục), phường sẽ hỗ trợ các hộ dân về vấn đề chỗ ở để ổn định cuộc sống nếu những hộ dân này có yêu cầu”.

Xem "tiểu đội" toàn phụ nữ khiêng cá mập từ Hoàng Sa, Trường Sa

Mỗi một con cá mập đánh bắt từ Hoàng Sa, Trường Sa trở về phải cần người khiêng từ tàu lên ô tô. Công việc này các chị đã làm được 20 năm.

Đội nữ khiêng cá mập Thủy Đầm, phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) gồm khoảng 30 người sống cùng thôn. Khi có tàu câu cá mập trở về, họ gọi điện thông báo cho nhau để cùng đi khiêng thuê. Công việc này đã có từ 20 năm qua.
 Đội nữ khiêng cá mập Thủy Đầm, phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) gồm khoảng 30 người sống cùng thôn. Khi có tàu câu cá mập trở về, họ gọi điện thông báo cho nhau để cùng đi khiêng thuê. Công việc này đã có từ 20 năm qua.

Gia đình 30 năm sống trên chiếc thuyền cũ nát giữa TP HCM

(Kiến Thức) - Không nhà cửa, không biết chữ, không giấy tờ tùy thân, hoàn cảnh của gia đình 2 chị em bà Hường và Huệ khiến nhiều người phải rơi nước mắt...

Gần 30 năm qua, khúc sông đoạn dưới chân cầu Rạch Chiếc (phường An Phú, quận 2, TP HCM) chính là nơi trú ngụ của vợ chồng ông Lê Du (SN 1962) và bà Lâm Thị Huệ (SN 1965).
 

Gần 30 năm qua, khúc sông đoạn dưới chân cầu Rạch Chiếc (phường An Phú, quận 2, TP HCM) chính là nơi trú ngụ của vợ chồng ông Lê Du (SN 1962) và bà Lâm Thị Huệ (SN 1965).


Men theo con đường nằm dưới chân cầu Rạch Chiếc, PV phải vượt qua một đoạn đường khá lầy lội, hai bên đường là những bụi cỏ cao hơn đầu người để tìm đến được nơi ở của vợ chồng bà Huệ. Đập vào mắt chúng tôi là một chiếc thuyền ghe cũ đã mục nát rộng hơn 1 mét và dài 3 mét. Chiếc thuyền này không thể di chuyển được trên sông, được chắp vá bằng nhiều mảnh ghép. Đây chính là nơi mà cả gia đình bà Huệ đã sinh sống gần 30 năm qua.
 

Men theo con đường nằm dưới chân cầu Rạch Chiếc, PV phải vượt qua một đoạn đường khá lầy lội, hai bên đường là những bụi cỏ cao hơn đầu người để tìm đến được nơi ở của vợ chồng bà Huệ. Đập vào mắt chúng tôi là một chiếc thuyền ghe cũ đã mục nát rộng hơn 1 mét và dài 3 mét.  Chiếc thuyền này không thể di chuyển được trên sông, được chắp vá bằng nhiều mảnh ghép. Đây chính là nơi mà cả gia đình bà Huệ đã sinh sống gần 30 năm qua.