Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Xã hội

Gia đình 30 năm sống trên chiếc thuyền cũ nát giữa TP HCM

22/10/2014 05:46

(Kiến Thức) - Không nhà cửa, không biết chữ, không giấy tờ tùy thân, hoàn cảnh của gia đình 2 chị em bà Hường và Huệ khiến nhiều người phải rơi nước mắt...

Thiên Dũng

Nổ kinh hoàng TP HCM: Những mảnh thi thể là 2 người mất tích

Xót xa cảnh 2 anh em đến trường trên đôi chân của mẹ

Lời kể của nạn nhân vụ nổ khiến 7 người thương vong

Nạn nhân vụ nổ xưởng phân bón lạnh lẽo nơi nhà xác

Hé lộ nguyên nhân vụ nổ kinh hoàng ở TP HCM

Gần 30 năm qua, khúc sông đoạn dưới chân cầu Rạch Chiếc (phường An Phú, quận 2, TP HCM) chính là nơi trú ngụ của vợ chồng ông Lê Du (SN 1962) và bà Lâm Thị Huệ (SN 1965).
Gần 30 năm qua, khúc sông đoạn dưới chân cầu Rạch Chiếc (phường An Phú, quận 2, TP HCM) chính là nơi trú ngụ của vợ chồng ông Lê Du (SN 1962) và bà Lâm Thị Huệ (SN 1965).
Men theo con đường nằm dưới chân cầu Rạch Chiếc, PV phải vượt qua một đoạn đường khá lầy lội, hai bên đường là những bụi cỏ cao hơn đầu người để tìm đến được nơi ở của vợ chồng bà Huệ. Đập vào mắt chúng tôi là một chiếc thuyền ghe cũ đã mục nát rộng hơn 1 mét và dài 3 mét. Chiếc thuyền này không thể di chuyển được trên sông, được chắp vá bằng nhiều mảnh ghép. Đây chính là nơi mà cả gia đình bà Huệ đã sinh sống gần 30 năm qua.
Men theo con đường nằm dưới chân cầu Rạch Chiếc, PV phải vượt qua một đoạn đường khá lầy lội, hai bên đường là những bụi cỏ cao hơn đầu người để tìm đến được nơi ở của vợ chồng bà Huệ. Đập vào mắt chúng tôi là một chiếc thuyền ghe cũ đã mục nát rộng hơn 1 mét và dài 3 mét. Chiếc thuyền này không thể di chuyển được trên sông, được chắp vá bằng nhiều mảnh ghép. Đây chính là nơi mà cả gia đình bà Huệ đã sinh sống gần 30 năm qua.
Bà Huệ và ông Du có 2 người con trai. Người con trai đầu đang ở tù vì tội trộm cắp, còn cậu con út thì đi làm công nhân ở Bình Dương. Mọi sinh hoạt của họ đều được gói gọn trên chiếc ghe nhỏ bé với dăm ba bộ quần áo cũ, vài chiếc niêu, xoong, chảo cùng chén bát... Phần đầu mũi thuyền là nơi để bàn thờ cha mẹ, không gian còn lại là nơi ngả lưng của hai vợ chồng.
Bà Huệ và ông Du có 2 người con trai. Người con trai đầu đang ở tù vì tội trộm cắp, còn cậu con út thì đi làm công nhân ở Bình Dương. Mọi sinh hoạt của họ đều được gói gọn trên chiếc ghe nhỏ bé với dăm ba bộ quần áo cũ, vài chiếc niêu, xoong, chảo cùng chén bát... Phần đầu mũi thuyền là nơi để bàn thờ cha mẹ, không gian còn lại là nơi ngả lưng của hai vợ chồng.
Đã gần 30 năm gắn bó với khúc sông này, nghề nghiệp chính của ông Du là chạy xe ôm, còn bà Huệ thì đi bán vé số, ngoài ra bà còn nhận đi phát cỏ, giặt quần áo thuê cho những công nhân đang làm công trình ở gần đó.
Đã gần 30 năm gắn bó với khúc sông này, nghề nghiệp chính của ông Du là chạy xe ôm, còn bà Huệ thì đi bán vé số, ngoài ra bà còn nhận đi phát cỏ, giặt quần áo thuê cho những công nhân đang làm công trình ở gần đó.
Bà Huệ cho biết, cách đây vài tháng, bà bị xe tải tông ngã xuống đường phải vào bệnh viện khâu gần 10 mũi trên đầu và mất hơn 1 tháng điều trị. Sau vụ tai nạn, bà chỉ bán vé số vào buổi sáng, không bán được buổi trưa vì cứ mỗi lần đi nắng nhiều là lại bị ngất xỉu.
Bà Huệ cho biết,

cách đây vài tháng, bà bị xe tải tông ngã xuống đường phải vào bệnh viện khâu gần 10 mũi trên đầu và mất hơn 1 tháng điều trị. Sau vụ tai nạn,
bà chỉ bán vé số vào buổi sáng, không bán được buổi trưa vì cứ mỗi lần đi nắng nhiều là lại bị ngất xỉu.
Những vật dụng được họ tận dụng làm đồ dùng sinh hoạt hàng ngày.
Những vật dụng được họ tận dụng làm đồ dùng sinh hoạt hàng ngày.
Phận lênh đênh trôi nổi, ông Du kể về cuộc đời dài dặc của mình. Vốn mồ côi từ bé, ông Du sống kiếp lang lang, nay đây mai đó. Thế rồi, trong một lần đi bốc vác thuê ở Sài Gòn, ông gặp bà Huệ (lúc này bà Huệ đi rửa chén bát thuê). Thấy hoàn cảnh hai người giống nhau nên ông chủ động hỏi thăm, sau những lần hỏi thăm đó, ông “nhặt” được vợ. Năm 1988, cả hai cùng về ở đoạn mép sông dưới chân cầu Rạch Chiếc cũ.
Phận lênh đênh trôi nổi, ông Du kể về cuộc đời dài dặc của mình. Vốn mồ côi từ bé, ông Du sống kiếp lang lang, nay đây mai đó. Thế rồi, trong một lần đi bốc vác thuê ở Sài Gòn, ông gặp bà Huệ (lúc này bà Huệ đi rửa chén bát thuê). Thấy hoàn cảnh hai người giống nhau nên ông chủ động hỏi thăm, sau những lần hỏi thăm đó, ông “nhặt” được vợ. Năm 1988, cả hai cùng về ở đoạn mép sông dưới chân cầu Rạch Chiếc cũ.
Ông Du kể: " Trước đây, khi con thuyền còn chắc chắn thì hàng ngày chúng tôi lênh đênh trên sông theo hai con nước đi đánh bắt con cá, con tôm để mưu sinh. Hơn 5 năm trở lại đây, con thuyền ngày một mục nát nên không thể di chuyển trên sông được nữa".
Ông Du kể: " Trước đây, khi con thuyền còn chắc chắn thì hàng ngày chúng tôi lênh đênh trên sông theo hai con nước đi đánh bắt con cá, con tôm để mưu sinh. Hơn 5 năm trở lại đây, con thuyền ngày một mục nát nên không thể di chuyển trên sông được nữa".
Để sống qua ngày, ông Du đã phải đi vay nóng tiền để mua một chiếc xe máy cũ về chạy xe ôm kiếm sống. Hàng ngày, nếu có khách thì ông Du có thể kiếm được từ 30-50.000 đồng. Nhiều bữa không có khách, không có tiền mua gạo nên hai ông bà phải ăn cháo trắng để cầm hơi.
Để sống qua ngày, ông Du đã phải đi vay nóng tiền để mua một chiếc xe máy cũ về chạy xe ôm kiếm sống. Hàng ngày, nếu có khách thì ông Du có thể kiếm được từ 30-50.000 đồng. Nhiều bữa không có khách, không có tiền mua gạo nên hai ông bà phải ăn cháo trắng để cầm hơi.
“Bây giờ đã hơn 60 tuổi rồi, tôi không dám mơ ước sẽ có căn nhà nhỏ để ở nữa. Mà chỉ mong sao dành dụm được số tiền hơn 3 triệu vay mua xe để trả cho người ta. Chứ ngày nào kiếm được vài chục ngàn là phải đi lo đóng tiền lời. Cái kiếp của tôi sao mà khổ quá chú ơi”, ông Du nghẹn giọng nói.
“Bây giờ đã hơn 60 tuổi rồi, tôi không dám mơ ước sẽ có căn nhà nhỏ để ở nữa. Mà chỉ mong sao dành dụm được số tiền hơn 3 triệu vay mua xe để trả cho người ta. Chứ ngày nào kiếm được vài chục ngàn là phải đi lo đóng tiền lời. Cái kiếp của tôi sao mà khổ quá chú ơi”, ông Du nghẹn giọng nói.
Cùng hoàn cảnh với bà Huệ, cách đó khoảng 200 mét cũng trên mép sông Rạch Chiếc là nơi trú ngụ của bà Lâm Thị Hường (52 tuổi, chị gái bà Huệ). Gia đình bà Hường cũng có 4 người sống trên một cái chòi được dựng tạm bợ bằng cừ tràm và che chắn bằng ván ép, tôn, thêm mái bằng bạt. Để đến được nơi ở của gia đình bà Hường, chúng tôi phải nhờ ông Du đưa qua sông bằng con thuyền ván nhỏ.
Cùng hoàn cảnh với bà Huệ, cách đó khoảng 200 mét cũng trên mép sông Rạch Chiếc là nơi trú ngụ của bà Lâm Thị Hường (52 tuổi, chị gái bà Huệ). Gia đình bà Hường cũng có 4 người sống trên một cái chòi được dựng tạm bợ bằng cừ tràm và che chắn bằng ván ép, tôn, thêm mái bằng bạt. Để đến được nơi ở của gia đình bà Hường, chúng tôi phải nhờ ông Du đưa qua sông bằng con thuyền ván nhỏ.
Bà Lâm Thị Hường cứ mỗi lần kể về cuộc sống của gia đình mình là bà không cầm nổi nước mắt. Bà cho biết hiện bà đang mang trong mình căn bệnh hở xương cột sống. Mặc dù đau ốm triền miên nhưng hàng ngày bà vẫn cố lết đi bán vé số cùng đứa con trai 14 tuổi để kiếm sống qua ngày và nuôi người chồng không còn khả năng lao động.
Bà Lâm Thị Hường cứ mỗi lần kể về cuộc sống của gia đình mình là bà không cầm nổi nước mắt. Bà cho biết hiện bà đang mang trong mình căn bệnh hở xương cột sống. Mặc dù đau ốm triền miên nhưng hàng ngày bà vẫn cố lết đi bán vé số cùng đứa con trai 14 tuổi để kiếm sống qua ngày và nuôi người chồng không còn khả năng lao động.
Ông Trần Quang Vũ (chồng bà Hường) bị người ta đánh đến mức không còn nhớ gì nữa. Hiện tại ông không còn khả năng lao động. Hàng ngày, ông Vũ ngồi trên chiếc bè dựng tạm để trục vớt những miếng gỗ nhỏ trôi trên sông để về gia cố lại căn chòi của gia đình mình.
Ông Trần Quang Vũ (chồng bà Hường) bị người ta đánh đến mức không còn nhớ gì nữa. Hiện tại ông không còn khả năng lao động. Hàng ngày, ông Vũ ngồi trên chiếc bè dựng tạm để trục vớt những miếng gỗ nhỏ trôi trên sông để về gia cố lại căn chòi của gia đình mình.
Bùi ngùi nhìn nơi trú ngụ của hai gia đình chị em bà Hường, Huệ, chúng tôi không khỏi ái ngại. Cuộc sống tha phương nơi đất khách đã cực khổ lắm rồi nhưng sống trong cảnh không nghề nghiệp, không giấy tờ tùy thân, không chữ nghĩa, họ không có cách nào để thoát ra. Bữa cơm hàng ngày phải chạy vạy ngược xuôi mới có được, đến cái nhà vệ sinh cũng đành… thả theo sông nước thì thử hỏi tương lai của những thân phận này sẽ đi về đâu? Họ đang đối mặt với một tương lai mù mịt khi không có sự chung tay giúp đỡ của cả cộng đồng.
Bùi ngùi nhìn nơi trú ngụ của hai gia đình chị em bà Hường, Huệ, chúng tôi không khỏi ái ngại. Cuộc sống tha phương nơi đất khách đã cực khổ lắm rồi nhưng sống trong cảnh không nghề nghiệp, không giấy tờ tùy thân, không chữ nghĩa, họ không có cách nào để thoát ra. Bữa cơm hàng ngày phải chạy vạy ngược xuôi mới có được, đến cái nhà vệ sinh cũng đành… thả theo sông nước thì thử hỏi tương lai của những thân phận này sẽ đi về đâu? Họ đang đối mặt với một tương lai mù mịt khi không có sự chung tay giúp đỡ của cả cộng đồng.

Top tin bài hot nhất

Con trâu đực cào chân xuống đất tố tội ác kinh hoàng trong bụi rậm

Con trâu đực cào chân xuống đất tố tội ác kinh hoàng trong bụi rậm

06/05/2025 07:05
Cận cảnh biệt thự 3 mặt tiền như resort của NSƯT Bảo Quốc

Cận cảnh biệt thự 3 mặt tiền như resort của NSƯT Bảo Quốc

26/04/2025 07:30
Toàn cảnh lâu đài lớn nhất Đông Nam Á ở Ninh Bình

Toàn cảnh lâu đài lớn nhất Đông Nam Á ở Ninh Bình

05/05/2025 13:30
Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

20/04/2025 20:31
Người phụ nữ chết tức tưởi vì “lời hẹn ước đến kiếp sau“

Người phụ nữ chết tức tưởi vì “lời hẹn ước đến kiếp sau“

21/04/2025 06:45

Bạn có thể quan tâm

Khẩn trương rà soát xi măng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới

Khẩn trương rà soát xi măng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới

Lừa chạy dự án, giám đốc ở Quảng Nam chiếm đoạt 2 tỷ đồng

Lừa chạy dự án, giám đốc ở Quảng Nam chiếm đoạt 2 tỷ đồng

Việt Nam, Thái Lan nâng cấp quan hệ, bước tiến đột phá mới

Việt Nam, Thái Lan nâng cấp quan hệ, bước tiến đột phá mới

Ban Bí thư chuẩn y nhân sự ở Đồng Nai và Bình Thuận

Ban Bí thư chuẩn y nhân sự ở Đồng Nai và Bình Thuận

Khẩn trương khắc phục vụ sạt lở tại thủy điện ở Lai Châu

Khẩn trương khắc phục vụ sạt lở tại thủy điện ở Lai Châu

Gỗ bị đốn hạ có đường kính lớn. Ảnh CTV

Dừng tặng Bằng khen cho Tổng Giám đốc để kiểm tra phá rừng

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status