Người vợ hạnh phúc khi chồng được ba mẹ yêu thương, tin tưởng

9 năm qua, bà Mai luôn đặt trọn niềm tin vào chàng rể. Thậm chí mọi việc liên quan tới tiền nong, thay vì chuyển khoản cho con gái, bà lại gửi luôn cho con rể.

Nhớ lại lần đầu tiên ra mắt mẹ vợ Đặng Thị Phương Mai (quê Buôn Mê Thuột), anh Huỳnh Săn (ở Đức Hòa, Long An) vẫn còn cảm thấy... sợ. 9 năm sau khi chính thức trở thành con rể của bà Mai, anh Săn chưa thể quên được cảm giác tự ti khi đứng trước ba mẹ vợ.
 "Hôm đó đi dự lễ tốt nghiệp, thấy ba mẹ ngoại hình bự quá, tập gym mà. Em chỉ dám kêu bằng cô chú thôi. Ngày ấy mình nhát. Không biết mình nhỏ con vậy ba mẹ có chịu mình không", Săn tâm sự.
Nguoi vo hanh phuc khi chong duoc ba me yeu thuong, tin tuong
 Gia đình anh Săn xuất thân đều là những người nông dân làm ruộng, người thấp bé, đen nhẻm. Còn nhà bà Mai kinh doanh cà phê, ca cao nên kinh tế khá hơn.
Ngày gặp chàng rể tương lai, bà Mai cũng hơi hụt hẫng. Anh Săn vì mặc cảm hoàn cảnh gia đình nên cũng không biết lấy lòng mẹ vợ ra sao, chỉ biết thể hiện một cách chân thành nhất. Mỗi lần về nhà bà Mai chơi, anh lao vào làm hết mọi việc. Thấy bà Mai làm gì, anh đều cũng xắn tay phụ, từ quét nhà, rửa bát, nấu cơm...
Nguoi vo hanh phuc khi chong duoc ba me yeu thuong, tin tuong-Hinh-2
 Bà Mai dần dần thấy chàng rể hiền lành, thật thà nên cũng ưng bụng. "Quan điểm của tôi là không bận tâm giàu nghèo, quan trọng tính cách con như thế nào", bà Mai nói rõ.
 Thế nhưng, ngày đưa con gái về nhà chồng ở Long An, hai vợ chồng bà Mai đã khóc rất nhiều. Đi vào nhà Săn rất xa, xung quanh toàn rừng rậm, phải chèo xuồng qua một con kênh.
 "Càng đi vào sâu càng ... đau tim. Ông xã tôi lặng luôn, người cứ lắc lư vì sợ. Còn bà con họ hàng lần đầu đi xuồng nên vui, cười miết. Chỉ có hai vợ chồng là lo. Đi vô rạp, sân khấu bé xíu, tôi càng chạnh lòng, thấy thương con", bà Mai trải lòng.
 Dẫu vậy, khi Săn về làm rể, bà lại thấy việc lựa chọn bến đỗ cho con gái thật chính xác. Chính vì tính cách thật thà, có sao nói vậy của Săn nên Mai rất yên tâm, tin tưởng tuyệt đối. Trong nhà có công việc gì liên quan đến tiền nong, bà đều chuyển thẳng cho Săn thay vì cho con gái. Ngày đi mua nhà cho các con, bà Mai cũng ra ngân hàng gửi khoản tiền lớn cho con rể. Không chỉ 1 lần mà nhiều lần bà Mai đều làm như vậy.
Nguoi vo hanh phuc khi chong duoc ba me yeu thuong, tin tuong-Hinh-3
 Bà kể lại kỷ niệm đáng nhớ: "Hôm đó ra ngân hàng, cô nhân viên hỏi tôi: Cô ơi con hỏi thật cô chuyển số tiền lớn này cho ai vậy? Tôi bảo chuyển cho con rể. Cái cô đó nói, ủa con chưa thấy ai chuyển cho con rể luôn đó cô, sao cô tin tưởng dữ vậy? Tôi nói vì trong tim tôi thấy con rể đàng hoàng, mọi thứ đều Ok".
 Nhờ mẹ vợ, con rể thay đổi sau 9 năm
 Về phía Săn, từ ngày về làm rể anh thấy cảm thấy được truyền nhiều năng lượng tích cực từ mẹ vợ. "Má hay cười, lúc nào cũng dồi dào năng lượng. Mặc dù các con ở trên Sài Gòn, chỉ có ba má dưới quê, nhưng ba má luôn vui tươi. Hồi xưa em hay tiêu cực, xuất thân từ nông dân, tự ti lắm. Em thấy em học hỏi được nhiều điều từ ba má", Săn giãi bày.
 Những điều mẹ vợ răn dạy, khuyên nhủ, chàng rể hiền đều ghi nhớ. Có lần mẹ góp ý vợ chồng anh chuyện cần phải ăn mặc tươm tất mỗi khi về quê. Ban đầu, bà Mai nói vậy anh Săn hơi tự ái. Quả thực khi ở nhà anh khá xuề xòa, chỉ lúc đi làm mới chuẩn bị quần áo chỉnh trang. Nhưng khi ngẫm lại những lời mẹ vợ nói, anh thấy đúng là bản thân cần phải thay đổi.
 "Hồi xưa em không bận tâm tới mấy ngày lễ 8/3, 20/10 đâu. Ngay cả mẹ ruột, em cũng ít khi chăm sóc những ngày đó. Nhưng khi về với ba má, em biết cách lan tỏa hạnh phúc tới gia đình em. Em biết cách chăm sóc cho người thân hơn. Mẹ em 60 tuổi mới biết đến vị của bánh kem sinh nhật", Săn nói.
 Linh Đa - vợ của Săn cũng cảm thấy rất hài lòng về sự thay đổi của chồng trong 9 năm. Trước đây mọi người vẫn bàn tán, dị nghị chuyện chị lấy chồng nghèo. Nhưng Đa không bận tâm mà càng muốn chứng minh cho họ thấy, hoàn cảnh xuất thân của một người không quan trọng bằng việc vợ chồng chị vẫn đang sống rất hạnh phúc. Chị nhận thấy chồng có những ưu điểm không thể tìm thấy ở bất cứ ai.
Nguoi vo hanh phuc khi chong duoc ba me yeu thuong, tin tuong-Hinh-4
 "Em chưa bao giờ thấy khó xử giữa mẹ và chồng. Anh Săn rất chất phác thật thà. Nhiều khi em đi làm, người ta sợ mẹ con ở chung nhà thấy ngại, không biết nói chuyện gì. Nhưng anh Săn và mẹ lại rất hợp. Nhiều khi em và má nóng tính, anh còn khuyên răn em. Cách anh đối xử với ba mẹ em, thương ba mẹ ra sao, em đều cảm nhận được hết, thế nên ba mẹ em rất yên tâm", Linh Đa hạnh phúc.

Video: Bố vợ có màn "dằn mặt" con rể hài hước trong đám cưới

Trước khi trao con gái cho chú rể, người bố đã có những lời dặn dò vô cùng đáng yêu nhưng vẫn rất nghiêm túc khiến người xem thích thú.

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip ghi lại cảnh một người bố có màn "dằn mặt" con rể ngay trong đám cưới khiến dân mạng không khỏi bật cười thích chú.

Cứ tưởng chàng rể hiếu thảo, nào ngờ đó là âm mưu chiếm đất

Tôi không chia đất sớm, nhỡ có mất đi chắc anh em chúng nó tranh giành tài sản mất. Đúng là con rể, chẳng biết thế nào mà lần.

Người xưa thường bảo "Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng/Con nuôi cha mẹ tính tháng kể ngày" quả không sai. Tôi sinh được 2 đứa con, 1 trai, 1 gái. Ông nhà thì mất sớm, tôi ở vậy nuôi con đến giờ. Đứa con gái thì lấy chồng trên thành phố ít về, cũng chẳng nhờ cậy được gì. Có cậu con trai ở cùng đất với mẹ, tưởng được nhờ nhưng hoá lại không. Nó chỉ khiến tôi bực, nó nghe vợ tính toán chi li, rạch ròi và không thương mẹ. Lúc nào cũng chỉ có vợ, tôi buồn lắm.

Mẹ chồng con dâu tuy không ở chung nhà nhưng sát vách không thể tránh được những lúc mâu thuẫn. Vậy mà, khi mẹ với vợ xích mích, con trai tôi bênh vợ mắng mẹ như hát hay. Tôi không hiểu nó có coi tôi là mẹ không nữa mà nói những lời đau lòng như vậy. Tuổi già chỉ biết nhờ cậy con cháu, vậy mà con thế này chẳng dám trông mong gì.

Sang thăm con, bố vợ nói một câu chàng rể tái mặt

Tôi ném đôi giày về phía vợ mà không hề biết bố vợ đã đứng ở cửa chứng kiến từ bao giờ.

Vợ chồng tôi cưới nhau hơn 4 năm, có một con trai vừa tròn 3 tuổi. Từ ngày yêu nhau, chúng tôi đã nhận ra cả hai "khắc khẩu".

Hễ cứ gặp nhau, nói chuyện một lúc là tranh cãi. Vợ tôi nói dai, tôi thì nóng tính nên giận nhau như cơm bữa. Thế nhưng không gặp vài ngày là rất nhớ.