Người nhà bệnh nhân căng bạt ở vạ vật, bệnh viện nói gì?

Tại khu vực cạnh hành lang Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai), nhiều người phải căng bạt ở vạ vật chờ trông nom bệnh nhân.

Theo ghi nhận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai những ngày đầu tháng 7/2025, do yêu cầu của Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc về việc giữ vệ sinh, hạn chế lây chéo và nhiễm khuẩn, bệnh nhân điều trị tại đây đều được các bác sĩ chăm sóc toàn diện. Vì vậy, người thân chỉ được vào thăm và hỗ trợ vệ sinh cho bệnh nhân khoảng 30 phút buổi sáng và buổi tối, thời gian còn lại buộc phải chờ đợi ở bên ngoài.

benh1.jpg
Để có chỗ nghỉ tạm, nhiều gia đình đã căng bạt cạnh hành lang Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc để ở tạm. Ảnh chụp ngày 2/7

Theo quy định, người nhà bệnh nhân không được nghỉ ngơi tại hành lang vì đây là lối ưu tiên cho việc vận chuyển người bệnh. Đây là tuyến đường di chuyển cho các ca bệnh trong tình trạng nguy kịch, y bác sĩ phải khẩn trương đẩy giường, bóp bóng, ép ngực, truyền oxy... Nếu người nhà bệnh nhân nghỉ ngơi tại đây sẽ làm cản trở đến công tác cấp cứu.

Qua quan sát của phóng viên, tại khu vực dọc hành lang Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc có nhiều tấm bạt cũ được căng lên để che mưa, nắng với chiều dài khoảng 35m. Dưới những tấm bạt này có khoảng 20 chiếc chiếu và giường gấp do người nhà bệnh nhân mang đến để nằm nghỉ. Già trẻ, trai gái, người nằm, người ngồi, ai nấy đều lộ rõ vẻ mệt mỏi.

benh2.jpg
Ông N.Đ.T ứng trực tại bệnh viện để chăm vợ. Ảnh chụp ngày 2/7.

Anh A.Y (28 tuổi, Đak Đoa) cho biết, trong những ngày bố anh nhập viện, hai chị em phải thay nhau để chăm sóc. Tuy nhiên, thời gian được vào gặp bố rất ít, chủ yếu nằm vật vờ bên ngoài.

Còn theo ông N.Đ.T (56 tuổi, trú tại Phú Thiện), do vợ bị nhiễm trùng sau mổ nên ông phải ứng trực tại bệnh viện để chăm sóc hơn 1 tháng qua, trong đó có hơn 3 tuần tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Ngoài thời gian ít ỏi được vào thăm vợ, ông chỉ còn cách ra khu cạnh hành lang để nằm nghỉ.

Theo ông T, chỗ ở này cũng rất tạm bợ, chỉ đủ che nắng, còn khi trời mưa to sẽ bị dột. Nhiều đêm do mệt mỏi nằm ngủ thiếp đi, ông bị đánh thức bởi nước mưa dột trúng mặt...

Có lẽ người khổ cực nhất trong số người nhà bệnh nhân đang tá túc tại đây là bà N.T.H (55 tuổi). Do con trai bị ngã giàn giáo, hoại tử tủy, liệt chân tay nằm một chỗ nên bà đến bệnh viện chăm sóc con hơn nửa năm nay.

benh3.jpg
Bà N.T.H sống cảnh ở tạm hơn nửa năm nay để chăm con trai. Ảnh chụp ngày 10/7

Với chừng ấy thời gian ăn dầm nằm dề, bà đã nếm trải đủ sự khắc nghiệt của 2 mùa mưa nắng. Nhiều hôm mưa kéo dài, bà phải “sơ tán” khắp nơi nên giấc ngủ không yên, thỉnh thoảng bà lại lọ mọ quay về khoa xem có động tĩnh gì không. Lo sợ có việc gấp, bác sĩ không gọi được nên khi nền xi măng chưa kịp khô, bà lại quay về khu ở tạm lót nilon rồi trải chiếu lên để nằm.

Bệnh viện sẽ xây phòng chờ cho người nhà bệnh nhân?

Một cán bộ phòng Hành chính Quản trị (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) cho biết, lâu nay việc người nhà bệnh nhân căng bạt trước Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc để nghỉ tạm làm mất mỹ quan, bảo vệ bệnh viện đã nhiều lần nhắc nhở, yêu cầu tháo dỡ. Tuy nhiên, có bệnh nhân nằm viện nửa năm trời, "không cho người nhà ở lại chăm sóc thì cũng tội".

Ông Nguyễn Đăng Bảo, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cho biết, để người thân bệnh nhân không còn cảnh nằm vật vờ trước Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, bệnh viện đã và đang kêu gọi nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng phòng chờ với tổng kinh phí khoảng 800 triệu đồng.

benh4.jpg
Khu ở tạm của người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Ảnh chụp ngày 10/7.

Theo ông Nguyễn Đăng Bảo, phòng chờ sẽ được bố trí khoảng 60 ghế ngồi để người nhà nghỉ ngơi, có nhà vệ sinh dùng chung. Tại đây cũng được lắp đặt tivi để kết nối và truyền tải thông tin từ phòng bệnh ra ngoài, giúp người thân kịp thời nắm bắt tình hình người bệnh. Dự kiến phòng chờ sẽ được triển khai trong tháng 7 này.

“Khi phòng chờ hoàn thành, toàn bộ người nhà bệnh nhân sẽ được tập trung vào đây, chấm dứt cảnh nằm la liệt trước hành lang, trả lại cảnh quan khang trang, sạch đẹp cho bệnh viện”, ông Bảo nói.

vietnamnet.vn

Tất cả các bệnh viện phải kê đơn thuốc điện tử trước 1/10

Trước ngày 1/10, tất cả bệnh viện trên cả nước phải thực hiện kê đơn thuốc điện tử; các cơ sở khám chữa bệnh khác phải thực hiện trước ngày 1/1/2026.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 26/2025/TT-BYT quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú tại cơ sở khám chữa bệnh.

Theo đó, thời hạn các cơ sở khám chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện kê đơn thuốc điện tử trước ngày 1/10; tất cả cơ sở khám chữa bệnh khác cũng phải bắt buộc thực hiện từ ngày 1/1/2026.

Đừng để bác sĩ vừa cứu người, vừa gánh trách nhiệm

“Xin đừng để chúng tôi vừa cứu người, vừa phải gánh chịu trách nhiệm một cách không công bằng”, ĐBQH Trần Thị Khánh Thu nói.

Chiều 17/6, tham gia thảo luận đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Trần Thị Khánh Thu (Sở Y tế tỉnh Thái Bình, đoàn ĐBQH Thái Bình) cho rằng, cần có chế tài xử nghiêm hành vi bạo hành nhân viên y tế như hành vi chống người thi hành công vụ, để bác sĩ yên tâm cứu người.

202506171515045153-gen-h-z6714261747964-5d6567216d8cdac40b8b3c7aea38043c.jpg

Sở Y tế nói gì vụ nam điều dưỡng nhiễm HIV bị tố quấy rối?

Vụ nam điều dưỡng nhiễm HIV bị "tố" quấy rối tình dục bệnh nhân sau mổ, Sở Y tế Hà Nội và Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng đã lên tiếng.

Ngày 3/6, mạng xã hội lan truyền thông tin về một nam điều dưỡng bị tố quấy rối tình dục bệnh nhân sau ca phẫu thuật tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng. Vụ việc gây xôn xao dư luận khi người này được xác định nhiễm HIV và giang mai.

Liên quan vấn đề này, đại diện Sở Y tế Hà Nội xác nhận sự việc một nam điều dưỡng bị nhiễm HIV có hành vi quấy rối bệnh nhân nam tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (địa chỉ 193C1 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng), xảy ra vào tháng 3/2025. Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, xác minh và ban hành kết luận về vụ việc.