Người ngoài hành tinh đã giúp Ai Cập xây Kim tự tháp Giza?

Lời tuyên bố mới của một nhà nghiên cứu cho rằng Kim tự tháp của Giza tại Ai Cập có thể đã được xây dựng bởi những người ngoài hành tinh.

Các nhà lý thuyết âm mưu đã tuyên bố trong nhiều thập kỷ rằng việc xây dựng các kỳ quan cổ đại vượt quá khả năng của những người Ai Cập đầu tiên, vì vậy, họ phải có sự giúp đỡ từ bên ngoài. Một nhà nghiên cứu tin rằng người ngoài hành tinh đã để lại những manh mối quan trọng trong việc thiết kế các kim tự tháp, chứng minh nó không thể nào do tổ tiên của con người xây dựng.
Và các chuyên gia cho rằng sự thật nằm sau kết luận liên quan đến tốc độ ánh sáng.
Người ngoài hành tinh đã giúp xây dựng Kim Tự Tháp. Ảnh: Getty
Người ngoài hành tinh đã giúp xây dựng Kim Tự Tháp. Ảnh: Getty 
Tốc độ ánh sáng là 299.792.458 mét/giây và tọa độ địa lý của Kim tự tháp Giza là 29.9792458 ° N, theo báo cáo của Dailystar. Tuy nhiên, con người chưa thể đo được chính xác tốc độ ánh sáng cho đến năm 1950 - hàng ngàn năm sau khi kim tự tháp được xây dựng.
Di chuyển với tốc độ ánh sáng được giả định là cách duy nhất để du hành thời gian, và những người tin vào cuộc sống ngoài Trái Đất cho rằng người ngoài hành tinh có thể đã trở về hành tinh của chúng ta từ tương lai để xây dựng các di tích.
Nhà nghiên cứu Manu Seyfzadeh cho biết: “Có thể những người đặt kim tự tháp lớn trên cao nguyên Giza sử dụng tốc độ ánh sáng tới mức độ chính xác bất ngờ”.
Trong khi đó, một người ủng hộ quan điểm của ông nói: “Tốc độ ánh sáng của hệ thống số liệu xuất hiện trong thiết kế và vị trí của kim tự tháp khi dấu thập phân trượt dọc theo giá trị. Người ngoài hành tinh đã chọn địa điểm này vì một lý do. Khó có thể nói rằng sự tương đồng này chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Không thể nghi ngờ rằng đó là một thiết kế dựa trên toán học thông minh liên quan đến niềm tin xuất sắc của các nhà xây dựng".
Nhiều nhà lý thuyết âm mưu cũng cho rằng những người ngoài hành tinh cũng đã giúp xây dựng công trình Stonehenge ở Wiltshire (nước Anh) và các di tích cổ khác kết nối với vũ trụ.

Hình ảnh tư liệu muôn đời giá trị về Chủ tịch Hồ Chí Minh

(Kiến Thức) - Nhân dịp kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/05/1890 - 19/05/2018), cùng Kiến Thức hồi tưởng lại những hình ảnh tư liệu muôn đời giá trị về Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Thuở nhỏ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tên là Nguyễn Sinh Cung. Khi đi học, tên của Người là Nguyễn Tất Thành. Trong nhiều năm hoạt động cách mạng, Người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác. Trong ảnh là nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc năm 30 tuổi khi ở Pháp tìm đường cứu nước.
 Thuở nhỏ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tên là Nguyễn Sinh Cung. Khi đi học, tên của Người là Nguyễn Tất Thành. Trong nhiều năm hoạt động cách mạng, Người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác. Trong ảnh là nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc năm 30 tuổi khi ở Pháp tìm đường cứu nước.

Sự thật "gây sốc" về kim tự tháp lớn nhất thế giới

(Kiến Thức) - Không ít người cho rằng, kim tự tháp lớn nhất thế giới nằm ở Ai Cập. Tuy nhiên, sự thật không phải vậy.

Su that "gay soc" ve kim tu thap lon nhat the gioi
Khi nghĩ đến kim tự tháp kỳ vĩ, chúng ta thường nghĩ ngay đến Ai Cập. Tuy nhiên, kim tự tháp lớn nhất thế giới lại nằm ở Puebla, Mexico.  

Rùng mình các hình thức tra tấn của người xưa

(Kiến Thức) - Lịch sử nhân loại từng ghi nhận người xưa sử dụng nhiều hình thức tra tấn hãi hùng khiến tù nhân đau đớn tột độ cả về thể xác lẫn tinh thần. Không ít phạm nhân tử vong trong quá trình bị tra tấn.

Kẹp ngón tay là một trong những hình thức tra tấn rùng rợn ở Trung Quốc thời phong kiến. Nguyên do là vì phạm nhân sẽ bị kẹp các đầu ngón tay trong quá trình tra khảo, xét xử.
 Kẹp ngón tay là một trong những hình thức tra tấn rùng rợn ở Trung Quốc thời phong kiến. Nguyên do là vì phạm nhân sẽ bị kẹp các đầu ngón tay trong quá trình tra khảo, xét xử.