Người lớn có bệnh nền dễ chuyển nặng khi mắc sốt xuất huyết

Trong tháng 5 và 6/2022, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM ghi nhận trung bình mỗi tháng có 3 ca bệnh SXH nặng xin về và 1 ca tử vong.

Điển hình trường hợp thai phụ Phan Thị K.L (sinh năm 1984, ngụ tại Bình Tân - TPHCM) mắc SXH nặng, thể sốc, tổn thương đa cơ quan, theo dõi nhiễm trùng huyết, thai 18 tuần chết lưu. Sau nhập viện 2 ngày, bệnh nhân đã tử vong. 
Nguoi lon co benh nen de chuyen nang khi mac sot xuat huyet
Bệnh nhân SXH đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM. 
Hay bệnh nhân nữ Trần M. D (1973, Bến Cầu - Tây Ninh) tử vong với chẩn đoán xuất huyết não, sốc SXH nặng
Trong những ca SXH nặng xin về, có bệnh nhi Nguyễn Trần D H (sinh năm 2010, Đồng Tháp) bị sốc SXH nặng, xuất huyết nặng, suy đa tạng. Hay bệnh nhân nam Đường A. N (1999, Quận 1 - TP HCM) sốc xuất huyết, tổn thương gan nặng, viêm cơ tim, theo dõi nhiễm trùng huyết. Bệnh nhân này mắc đái tháo đường, béo phì.  
Theo biểu đồ theo dõi tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, số ca mắc SXH tăng dần và bùng phát dữ dội vào tháng 5, tháng 6/2022. Ngay tháng 6/2022, số lượng người lớn tới khám do SXH là 3961 và 1464 trẻ em. Số liệu này gần như gấp 4 lần so với tháng 1/2022. 
Riêng sáng 27/6, số bệnh nhân SXH điều trị nội trú tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM là 394, trong đó 27 ca bệnh nặng với 10 ca trẻ em. Trong 17 ca bệnh nặng ở người lớn, 6 ca SXH cần thở máy. Bệnh nhân nặng ở tỉnh chiếm 1/3 số ca phải thở máy. Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM gặp khó khăn trong điều trị SXH là tình trạng quá tải. Cụ thể, khoa Nhiễm D có 70 giường, bên cạnh điều trị bệnh nhân Covid-19, hơn 50 giường đều đầy bệnh nhân SXH.
Trong vấn đề quá tải, BSCKII Nguyễn Thành Dũng, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM cho biết thêm, khoa Cấp cứu- Hồi sức tích cực và chống độc người lớn có 22 giường, nhưng ngay trong sáng 26/7, khoa đã tiếp nhận và điều trị 20 ca uốn ván nặng từ các tỉnh chuyển về, và 11 bệnh là sốt xuất huyết nặng. Bệnh uốn ván thường nặng, nằm lâu, kéo dài, chiếm giường hồi sức. 
Bệnh viện Chợ Rẫy đã chia lửa với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM bằng cách hỗ trợ tiếp nhận một số bệnh lý nặng từ tuyến tỉnh như uốn ván... Tuy nhiên theo các bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, trong giai đoạn này, các bệnh viện tuyến trước hạn chế chuyển những bệnh nhân có khả năng điều trị tại chỗ. 
Hiện nay, bệnh nhân SXH tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới vẫn còn đủ thuốc men điều trị như thuốc vận mạch, dung dịch truyền cao phân tử. 
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, SXH xảy ra theo tính chu kỳ, 3 - 4 năm, do đó năm 2022, đỉnh dịch SXH đã tăng lên so với 2019. Dự báo đến cuối năm 2022, dịch SXH sẽ còn tăng hơn nữa. Do vậy, các loại thuốc men, vật tư dành cho điều trị SXH như dịch truyền cao phân tử cần phải được dự trù, kéo dài đến cuối năm 2022. 
Đặc biệt, bệnh nhân SXH người lớn đang tăng dần đều hằng năm. Những bệnh nhân người lớn trở nặng, sốc khi mắc SXH thường kèm theo các bệnh lý nền, bệnh lý mạn tính. Vì vậy, PGS.TS.BS Nguyễn Trường Sơn chỉ đạo: “Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM hiện gánh rất nặng trong điều trị SXH người lớn. Do vậy, trong giai đoạn cao điểm của SXH, Sở Y tế TP HCM cũng như các tỉnh phải làm tốt vai trò điều phối, giảm bớt quá tải cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM. Bao gồm chuyển bớt bệnh nhi mắc SXH sang các bệnh viện nhi đồng, giảm chuyển bệnh nhân mắc uốn ván tuyến tỉnh lên”.
>>> Mời độc giả xem thêm video Cảnh báo nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng:

(Nguồn: THĐT)

Sáu người tử vong vì sốt xuất huyết

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận hơn 14.700 ca sốt xuất huyết, 6 ca tử vong.

Cụ thể, 6 ca tử vong xảy ra tại Bình Dương (3 ca), Đồng Tháp, Tây Ninh, Đồng Nai mỗi tỉnh có 1 ca.

Bộ Y tế nhận định, sốt xuất huyết có dấu hiệu gia tăng ở một số địa phương. Trước đó, báo cáo của Bộ Y tế gửi Văn phòng Chính phủ về công tác y tế trong tháng 3/2022 cho thấy chỉ trong một tháng (từ ngày 18/2 đến 17/3), cả nước ghi nhận gần 4.300 trường hợp mắc sốt xuất huyết.

Trong số này có 2 ca tử vong tại tỉnh Bình Dương. Đây cũng là hai bệnh nhân tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm nay.

Từ đầu năm đến ngày 17/3, cả nước ghi nhận 9.919 trường hợp sốt xuất huyết. Như vậy, trong hơn một tháng qua, số ca mắc bệnh này tăng thêm gần 6.000 ca.

Riêng tại khu vực phía Nam, theo báo cáo của Viện Pasteur TP HCM, bệnh đang diễn biến phức tạp.

Tính đến ngày 17/4, toàn khu vực có 416 ca sốt xuất huyết nặng, nhất là các tỉnh An Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Kiên Giang, Sóc Trăng và TP HCM.

Số ca nặng và tỷ lệ sốt xuất huyết nặng của khu vực tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2021 và gấp 3 lần so với cùng kỳ giai đoạn 2018 - 2021. Số ca tử vong do sốt xuất huyết cũng tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2021 và gấp 2 lần so với những năm trước.

Thực tế, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM gần đây tiếp nhận nhiều trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có nhiều ca bị sốc nặng, tổn thương đa cơ quan.

Trong bối cảnh gia tăng ca bệnh sốt xuất huyết, Bộ Y tế ngày 27/4 đã ban hành công văn tăng cường phòng chống sốt xuất huyết.

Cơ quan này dự báo trong thời gian tới số mắc có xu hướng gia tăng do đang bắt đầu vào thời điểm mùa dịch.

Triệu chứng phổ biến của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục, kéo dài 5-7 ngày, kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, trên người nổi da xung huyết đỏ, đau bụng vùng gan, buồn nôn. Nặng hơn, bệnh nhân có thể xuất huyết chảy máu dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng.

PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai - cho biết ở nữ giới có thể có hiện tượng rong kinh, rong huyết, nặng hơn có biểu hiện xuất huyết nội tạng như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tổn thương gan, rối loạn đông máu...

Bác sĩ Cường lưu ý khi có một trong những biểu hiện trên, người dân nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị, tuyệt đối không được tự ý theo dõi và truyền dịch tại nhà.

Đa số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong vòng 7 ngày nhưng có khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong.

Để phòng sốt xuất huyết, ngành Y tế khuyến cáo người dân:

- Dành 10 - 15 phút mỗi tuần để dọn dẹp nơi mình làm việc, sinh sống, từ trong nhà đến xung quanh nhà, thu dọn, không để có vật chứa đọng nước làm phát sinh bọ gậy.

- Lật úp các xô, lọ, chai cũ không dùng đến; cọ rửa và thay nước lọ hoa, chén nước cúng ít nhất 1 lần/tuần, dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối…

- Đậy kín lu, hồ, bình chứa nước khi không dùng đến để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh bọ gậy, muỗi.

- Đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt có thể thả cá để diệt bọ gậy.

- Sử dụng bình xịt, nhang, kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày… để tránh muỗi đốt.

Sốc sốt xuất huyết trẻ nguy kịch: Khi nào cần đi viện?

(Kiến Thức) - Gần đây, bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) đã cứu sống hai trường hợp bị sốc sốt xuất huyết Degue nặng gây tổn thương gan, suy hô hấp, rối loạn đông máu... nguy cơ tử vong cao.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) cho biết, mới đây, bệnh viện đã tiếp nhận và cấp cứu thành công cho trường hợp bé gái 5 tuổi sốc sốt xuất huyết Dengue nặng nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Bệnh nhi là bé gái N.K.L. (5 tuổi, quê ở Kon Tum) trong tình trạng bị sốc sốt xuất huyết nặng gây tổn thương gan, suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tràn dịch màng phổi và màng bụng nặng được Bệnh viện Bình Tân chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng TP với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue nặng ngày thứ 5.