
Là một trong những trận mưa sao băng nổi tiếng và được quan sát thường xuyên nhất ở Bắc bán cầu, mưa sao băng Perseids năm nay sẽ diễn ra từ ngày 17/7 - 23/8 và sẽ đạt cực đại vào ngày 12 - 13/8. Ảnh: Tito Garcia / 500px via Getty Images.

Người yêu thiên văn có thể quan sát tới "sao băng" mỗi giờ. Tuy nhiên, trăng tròn sắp tới vào 9/8 có thể khiến chúng ta chỉ quan sát được những "sao băng" sáng nhất. Ảnh: Costfoto/NurPhoto via Getty Images.

Để có thể xem được thời điểm cực đại của trận mưa sao băng lớn, mọi người hãy đến một địa điểm có mức độ ô nhiễm ánh sáng thấp, chẳng hạn như một nơi có bầu trời tối hoặc một khu vực ít bị ô nhiễm ánh sáng. Ảnh: Getty.

Tuy nhiên, trong lần Trăng Sturgeon - trăng tròn vào ngày 9/8, ánh sáng của nó sẽ làm sáng bừng bầu trời đêm ngay khi mưa sao băng Perseids đạt cực đại. Ảnh: CGTN.

Vào đêm cực đại, mặt trăng khuyết sẽ mọc lên vài giờ trước nửa đêm và đạt 84% độ sáng, tỏa sáng rực rỡ suốt đêm. Ánh sáng của nó sẽ gây ảnh hưởng khá lớn tới việc quan sát mưa sao băng Perseids. Ảnh: Getty Images.

Cách tốt nhất để ngắm mưa sao băng Perseids năm nay là vào trước và sau những đêm cực điểm. Mặc dù tần suất sao băng sẽ thấp hơn nhiều, nhưng vẫn có một khoảng thời gian bầu trời tối, khi ánh trăng ở mức tối thiểu (từ ngày 18 - 28/7). Ảnh: NASA.

Nguyên do là vì trăng thượng huyền nửa sáng vào ngày 18/7 mọc lúc nửa đêm, trăng non vào ngày 24/7 và chỉ có một trăng lưỡi liềm yếu lặn sớm cho đến khoảng ngày 28/7. Sau đó, trăng lưỡi liềm dần to lên sẽ bắt đầu gây nhiễu cho sao băng. Ảnh: Morteza Nikoubazl/NurPhoto via Getty Images.

Sau khi đạt cực đại, trăng khuyết sẽ bắt đầu di chuyển ra xa khi nó đạt đến pha thứ tư cuối cùng vào ngày 16/8. Mặc dù tần suất sao băng xuất hiện sẽ giảm dần vào thời điểm đó nhưng bất kỳ đêm quang đãng nào trong tuần đó cũng sẽ có thể chiêm ngưỡng một số màn trình diễn ánh sáng tuyệt vời trên bầu trời. Ảnh: Ismail Sen/Anadolu via Getty Images.

Mưa sao băng Perseid nổi tiếng với những sao băng sáng và nhanh, di chuyển với tốc độ 60 km/giây. Chúng là sản phẩm của những hạt bụi nhỏ còn sót lại trong hệ Mặt Trời do sao chổi 109P/Swift-Tuttle va chạm với bầu khí quyển Trái đất. Khi va chạm, chúng nóng lên và bốc hơi, giải phóng năng lượng có thể nhìn thấy dưới dạng những vệt sáng trên bầu trời đêm. Ảnh: Gabriel Gonzalez (noctografia) / 500px via Getty Images.
Mời độc giả xem video: Bản đồ vũ trụ với hơn 900.000 ngôi sao, thiên hà và hố đen. Nguồn: THĐT1.